【đội hình al-kholood club gặp al ittihad】Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Nhà nước đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:12:09 评论数:
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh tham gia thảo luận . |
Câu hỏi trên được đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) đặt ra khi tham gia thảo luận về kinh tế,ãhộihóabiênsoạnsáchgiáokhoaNhànướcđãtiếtkiệmđượcbaonhiêutiềđội hình al-kholood club gặp al ittihad xã hội, chiều 31/10 tại Quốc hội.
Ông Thanh cho biết, tại kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã nhận được báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 88, Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết 51, Quốc hội khóa XIV về việc đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Về cơ bản báo cáo đã đánh giá một cách khách quan, công bằng những thành công của việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong thực hiện triển khai, ông Thanh nhận xét và nêu một số vấn đề để Quốc hội và Chính phủ quan tâm.
Vấn đề thứ nhất là báo cáo giám sát có nêu số liệu trong giai đoạn 2015-2022 Chính phủ đã bố trí 213.449 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, trong đó chi thường xuyên 81.770 tỷ đồng chiếm 38,3%, chi đầu tưlà 131.679 tỷ đồng chiếm 61,7%.
Vị đại biểu Cà Mau đề nghị các cơ quan cung cấp số liệu này cho biết mức chi nói trên vượt bao nhiêu so với chi bình thường hàng năm cho giáo dục phổ thông theo quy định. Thực sự mức chi phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông là bao nhiêu, gồm những khoản nào?.
Nếu không bóc tách rành mạch, rõ ràng thì con số khổng lồ này có thể gây hiểu lầm về cách Chính phủ chi tiêu ngân sách nhà nước và kinh phí đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đại biểu Thanh nhìn nhận.
“Một trong những chủ trương lớn của Nghị quyết 88 là xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa. Vậy, đóng góp của các doanh nghiệp(trong đó có doanh nghiệp tư nhân) là bao nhiêu? Chi phí từ ngân sách nhà nước cho công việc này là bao nhiêu? Nhờ xã hội hoá, Nhà nước đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Nếu không nói rõ điều này thì chúng ta không đánh giá được đầy đủ hiệu quả của chủ trương xã hội hoá”, vị đại biểu Cà Mau nêu quan điểm.
Đại biểu Thanh cũng tỏ rõ chính kiến không tán thành việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết 88.
Ông Thanh phân tích, về cơ sở pháp lý việc này không phù hợp với Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019, cả 2 văn bản nói trên đã điều chỉnh quy định Nghị quyết 88 về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.
Về cơ sở thực tiễn thì việc này không phù hợp với thực tế chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đã đạt được những kết quả và đang triển khai thuận lợi.
Còn về hậu quả, theo đại biểu, việc này dẫn đến không cho phép xã hội hóa, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hóa, đi ngược lại xu hướng của quốc tế. “Tôi tin rằng nếu Đoàn giám sát có đầy đủ thông tin về chính sách sách giáo khoa của các nước trên thế giới thì có thể không nêu lên kiến nghị này”, ông Thanh phát biểu.
Tranh luận với đại biểu Thanh, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đề nghị cần phải bóc tách kinh phí thực hiện cho chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông là bao nhiêu, thật cụ thể như yêu cầu của đại biểu là điều cần làm, nên làm, tuy nhiên, trong quá trình giám sát không thể làm được.
Bởi vì quá trình triển khai chương trình sách giáo khoa mới là theo một lộ trình, có sự kết nối giữa thực hiện chương trình cũ và chương trình mới, cho nên chỉ có thể bóc tách một số kinh phí thực hiện riêng, còn lương cho giáo viên, sửa chữa trang thiết bị rất khó để có thể bóc tách.
Liên quan tới vấn đề xã hội hóa sách giáo khoa, bà Hoa nói đây là một trong những điểm nhấn và cũng là một trong những thành công lớn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Tuy nhiên, qua giám sát, Đoàn giám sát nhận thấy rằng vẫn rất cần thực hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với việc xây dựng nội dung, chương trình, sách giáo khoa.
“Không phải là chúng ta không tin tưởng vào những sách giáo khoa xã hội hóa. Tuy nhiên, cần phải có một bộ sách giáo khoa để hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống. Khi cần thiết vẫn có thể đảm bảo được đến đầu năm học mới có sách giáo khoa”, bà Hoa giải thích.