【bxh ukraina】HoREA dự báo thị trường bất động sản tăng trưởng ổn định

La liga 2025-01-11 00:26:29 56748

bds

Thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ phát triển ổn định và không có biến động lớn.

Thăng trầm cùng nền kinh tế

Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế đất nước,ựbáothịtrườngbấtđộngsảntăngtrưởngổnđịbxh ukraina có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường nguyên vật liệu thiết bị, thị trường lao động. Tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, thị trường BĐS đã manh nha hình thành ngay từ năm 1987, ngay sau khi thành phố thực hiện chủ trương bán hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê sử dụng, sau đó phát triển dần và chỉ thực sự hình thành từ năm 1993 sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở.

Trong hơn 20 năm qua, hoạt động của thị trường BĐS đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Về lý thuyết, thị trường BĐS thường diễn biến theo đồ thị hình SIN bất đối xứng, phụ thuộc vào những yếu tố như quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh; quan hệ cung - cầu; chính sách, cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước; hành vi đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) dưới sự tác động của chính sách, cơ chế, hoặc do yêu cầu của thị trường.

Trên thực tế, thị trường BĐS thường trải qua các giai đoạn phát triển như tăng trưởng - ổn định - nóng sốt - đóng băng - trầm lắng - phục hồi và tăng trưởng trở lại. Trong đó, cơn sốt BĐS xảy ra vào các năm 1993, giai đoạn năm 2001 – 2002, nửa cuối năm 2010; đặc biệt là cơn sốt “bong bóng” BĐS đạt đỉnh vào năm 2007. Ngược lại, thị trường cũng từng bị khủng hoảng suy thoái hoặc đóng băng vào các thời điểm như giai đoạn năm 1995 - 1999; từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009 (nặng nề nhất) và giai đoạn năm 2011 – 2013. Sau đó, thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại vào giai đoạn 2003 - 2006; giai đoạn từ cuối năm 2009 đến giữa năm 2010 và giai đoạn từ năm 2013 cho đến nay.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA), các giai đoạn thị trường BĐS bị khủng hoảng, sốt, bong bóng hoặc bị đóng băng đều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, đến các DN, hệ thống ngân hàng, các NĐT kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng và đội ngũ công nhân, lao động.

“Nhìn chung, thị trường BĐS có xu thế tăng trưởng, lên, xuống cùng chiều với sự tăng trưởng của nền kinh tế, có tác động đến tính chất nền tảng của quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng giao thông; chịu tác động trực tiếp của hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng và của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế thông qua quá trình điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương”, ông Châu nói.

Tăng cơ bản ổn định đến hết năm 2020

HoREA mới đây đã có văn bản gửi Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Thường trực HĐND TP, Thường trực UBND TP, Vụ Công nghiệp Ban Kinh tế Trung ương… liên quan đến sự phát triển của thị trường BĐS cả nước nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng. HoREA cho biết, từ năm 2006 đến năm 2015, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn thăng trầm nhưng sau mỗi giai đoạn 5 năm thì quy mô thị trường lại có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi. Cụ thể, trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng là 0,9 lần, nhưng trong giai đoạn 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng đạt 1,6 lần. Thực tế này đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển, giữ được vai trò là đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Năm 2016 và 8 tháng đầu năm nay, thị trường BĐS có dấu hiệu chững lại, nhất là ở phân khúc căn hộ BĐS cao cấp từ 3 phòng ngủ trở lên và BĐS du lịch nghỉ dưỡng, nhưng nhìn toàn cục thì thị trường vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định.

Về giai đoạn 2016 - 2020, HoREA nhận định, thị trường BĐS sẽ có sự tái cấu trúc mạnh, đặc biệt là tái cơ cấu sản phẩm để giải quyết hiện tượng lệch pha cung - cầu đang thiên về phân khúc BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ, có giá vừa túi tiền, có tính thanh khoản cao và đang có nhu cầu thực rất lớn. Việc kiểm soát chặt tín dụng cũng là cần thiết để khắc phục hiện tượng lệch pha dòng tiền, tín dụng vào một số DN lớn.

Với các giải pháp quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ và chính quyền các cấp, nhất là hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu với khối lượng khoảng 300.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 60 - 70% được đảm bảo bằng BĐS sẽ vừa giải quyết được nợ xấu, vừa tái khởi động các dự án BĐS đang bị ngừng triển khai, khai thông thị trường mua bán và chuyển nhượng dự án.

“Thị trường BĐS vì thế sẽ vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng cơ bản ổn định, không có biến động lớn trước mắt là đến hết năm 2020”, HoREA đưa ra dự báo.

PV

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/177a299117.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang

Thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản

Tăng gia sản xuất nâng cao mức sống bộ đội

Nông dân xã Thiện Hưng đẩy mạnh cơ giới hóa

Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh

Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng

Vươn tới mục tiêu mới

Sẽ có giải thưởng riêng cho báo mạng điện tử trong Giải báo chí Quốc gia

友情链接