【nữ real madrid】Lợi ích khi bán nợ cho VAMC vẫn chưa rõ ràng

作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:39:42 评论数:

Chủ động với tỷ giá để trả lại sức cạnh tranh cho hàng nội

Cùng chung quan điểm với Báo cáo của VEPR,ợiíchkhibánnợchoVAMCvẫnchưarõrànữ real madrid trong một báo cáo mới đây do Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) phát hành cũng cho rằng, đối với VAMC, hoạt động mua nợ trong năm 2015 được dự báo sẽ sôi động hơn sau khi toàn hệ thống áp dụng triệt để Thông tư 02 và điều này dẫn đến nguồn cung nợ xấu tăng.

Báo cáo của VEPR cho biết thêm, với Thông tư 36 quy định giới hạn tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các ngân hàng phải giảm sở hữu chéo, đưa tỉ lệ nợ xấu về dưới 3% để được phép cho vay đầu tư cổ phiếu, dư nợ không quá 5% vốn điều lệ. Quá trình điều chỉnh có thể dẫn tới nhiều thương vụ mua bán và sát nhập trong hệ thống tài chính bên cạnh các thương vụ sát nhập ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần giám sát để đảm bảo các chuẩn mực an toàn tài chính sau khi sát nhập bởi rủi ro tín dụng được tập trung lại thay vì phân tán ra.

Đối với vấn đề tỷ giá, Báo cáo của VEPR cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên thận trọng với tín dụng ngoại tệ khi tỉ lệ tín dụng/tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên 88%. Tiếp tục chính sách này có thể gây mất cân đối ngoại tệ.

Sau nhiều năm có lạm phát cao, việc neo giá trị VND vào USD - khiến VND bị định giá cao - đã gây bất lợi cho hàng xuất khẩu và hàng hoá trong nước trước hàng nhập khẩu. Ảnh hưởng này trong nửa cuối 2014 còn nhân lên khi đồng USD tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới, khiến VND tiếp tục mạnh lên và hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn. Điều chỉnh tỉ giá với biên độ hẹp trong nhiều năm gần đây là quá thận trọng và tiếp tục làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, “Ngân hàng Nhà nước nên chủ động phá giá tiền đồng từ 3-4% trong vòng 2-3 năm tới, thông qua một số bước với biên độ 1-1,5%, để trả lại sức cạnh tranh cho hàng hoá sản xuất nội địa”, VEPR khuyến nghị.

Khả năng của VAMC đến đâu?

Xây dựng khuôn khổ cho thị trường mua bán nợ xấu và tăng vốn hoạt động cho VAMC là hai nhiệm vụ quan trọng trong chính sách xử lý nợ xấu năm 2015. Tuy nhiên, khả năng mua nợ xấu của VAMC đến đâu lại thực sự là một câu hỏi chưa có câu trả lời thích đáng tại thời điểm này.

BVSC cho rằng, phương án mà VAMC đưa ra chưa thể thành công trong 2015 do còn một số trở ngại. Theo đó, với quy mô tài chính ở mức khiêm tốn, việc VAMC mua nợ theo giá thị trường sẽ chỉ khả thi với những khoản nợ quy mô nhỏ. Đồng thời, việc định giá khoản nợ thỏa mãn được mong muốn các bên sẽ gặp phải nhiều khó khăn.

Cùng với đó, mua bán nợ theo giá thị trường chỉ thành công nếu tồn tại một thị trường mua bán nợ thực sự với sự tham gia tích cực của các tổ chức cá nhân. Ngoài ra, quy định pháp lý về mua bán, sở hữu tài sản nợ xấu chưa hoàn thiện, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Còn Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) cũng bình luận, đà giảm của tỷ lệ nợ xấu cùng pha với sự gia tốc tín dụng và tốc độ mua nợ xấu của VAMC. Tuy nhiên, “nhìn chung, động lực bán nợ của các ngân hàng đều xuất phát từ những nguyên nhân có tính chất ràng buộc trong bối cảnh lợi ích nhận được từ việc bán nợ là chưa rõ ràng”, VCBS nhận định.

Bởi theo Công ty này, khả năng xử lý nợ xấu của VAMC bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa cho thấy sự ưu việt so với quá trình tự xử lý nợ của ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng bán nợ xấu nhưng vẫn gánh chịu phần lớn trách nhiệm đối với nợ xấu, cả về chi phí và mức độ tham gia xử lý./.

Duy Thái

最近更新