【nhandinhbongda chuyên gia】Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp “lớn” đúng nghĩa

viet nam chua co nhieu doanh nghiep lon dung nghia

Việt Nam có nhiều DN “to” nhưng đúng nghĩa “lớn” thì chưa có. Ảnh: H.Dịu

Chiều 26/10,lớnnhandinhbongda chuyên gia tại Hà Nội, Báo Diễn đàn DN – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn DN 2017 với chủ đề “Kiến tạo môi trường cho DN tư nhân phát triển”.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã làm nên sự phát triển năng động của nền kinh tế. Do đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển cũng chính là tạo điều kiện để giải phóng các nguồn lực phát triển trong xã hội, để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tối đa các tiềm năng to lớn.

Tuy nhiên, khối DN này đang gặp nhiều rào cản, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, những rào cản với DN đó là: Gánh nặng pháp luật – chi phí tuân thủ; rủi ro pháp lý; an toàn và bảo vệ quyền tài sản; chính sách cạnh tranh kém; quản trị yếu.

“Chúng ta đã có chính sách cạnh tranh và thực thi cạnh tranh bình đẳng tạo động lực cho DN phát triển như các nghị quyết 19, 35 của Chính phủ, nhưng những nghị quyết này mới chú ý cắt giảm thời gian và chi phí cho DN còn lại rủi ro cho DN ít được nhắc đến”, ông Hiếu nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Thành cho rằng, tất cả những nỗ lực vừa qua của các bộ, ngành rất đáng khen ngợi nhưng cơ bản mới xử lý được 1 vấn đề trong kinh doanh là gia nhập thị trường còn nhiều vấn đề khác để DN thực sự lớn thì chưa, ví dụ như cạnh tranh rất kém, chế tài thực thi hợp đồng kinh doanh rất thấp, rút lui khỏi thị trường Việt Nam cũng rất thấp.

"Việt Nam có nhiều DN “to” nhưng đúng nghĩa “lớn” thì chưa có mà chỉ có 1 số DN “tập lớn” như: FPT, Viettel, Vinamilk. DN “lớn” phải có thương hiệu toàn cầu, công nghệ sáng tạo, chi phối được mạng phân phối" , ông Thành nhìn nhận.

Từ những nhận định trên, theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Giám đốc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), để kinh tế tư nhân phát triển có ba điểm cần quan tâm đó là vấn đề thể chế (văn bản pháp luật), tổ chức bộ máy và con người; trong đó tổ chức bộ máy có vai trò quan trọng.

Cũng về vấn đề này, ông Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Hội đồng trung ương các hiệp hội DN Việt Nam cho rằng, với môi trường kinh doanh Việt Nam, khó khăn của các DN vừa chủ quan vừa khách quan. Nếu chân chính thì giàu chậm. Các DN Nhật chỉ sản xuất 1 sản phẩm mà truyền 4-5 đời còn DN Việt Nam thì không kinh doanh được lâu dài như vậy. Hơn nữa, cũng theo ông Đoàn, hiện tại sự vào cuộc của chính quyền vẫn mang tính chất “chữa cháy”, chưa phải "phòng cháy".

Vì thế, ông Vũ Huy Đông, Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Damsan cho biết, nếu chấp nhận sống trong kinh tế thị trường thì phải sống trong thị trường và quy định của thị trường chứ đừng chỉ trông chờ vào các quỹ hỗ trợ. Các DN nên tự lực tự cường để vươn lên trong nền kinh tế này.

Ngoài ra, cũng tại hội thảo, các DN và chuyên gia đều đưa ra kiến nghị làm sao giảm được hạn chế những chi phí không chính thức cho DN; tang khả năng tiếp cận vốn, đất đai. Ngoài ra, các cơ quan quản lý phải làm sao để các DN tư nhân phát triển bình đẳng giữa DN lớn và nhỏ, cũng như làm sao để các thủ tục pháp lý phải thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho DN…

Cúp C1
上一篇:Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
下一篇:Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?