当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo trận roma】Tập đoàn Cao su kiến nghị giãn tiến độ thoái vốn

tap doan cao su kien nghi gian tien do thoai von

Chế biến cao su XK. Ảnh: Internet.

Liên quan đến đề án tái cơ cấu Tập đoàn,ậpđoànCaosukiếnnghịgiãntiếnđộthoáivốsoi kèo trận roma VRG cho biết việc thoái vốn tại các công ty con hoặc liên kết đều thực hiện thông qua bán đấu giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán hoặc công ty chứng khoán, tuy nhiên hiện tình hình giao dịch và giá bán trên sàn rất thấp, không đúng giá trị thực của DN.

Do vậy, VRG kiến nghị Chính phủ cho phép bán trực tiếp cho đối tác nếu có giá bán tốt hơn giá bình quân theo nhóm ngành được xác định trên sàn. Đồng thời xem xét giãn tiến độ thoái vốn nếu tình hình giao dịch mua bán, sáp nhập không cải thiện trong năm 2014, 2015, đặc biệt với các dự án thủy điện, hạ tầng BOT là những dự án có mức sinh lời ngày càng tăng theo thời gian hoạt động của dự án.

Ngoài ra, VRG cũng kiến nghị được cổ phần hóa một số công ty TNHH MTV trong số 22 công ty có chức năng trồng cao su trong năm 2014 nhằm tạo vốn đầu tư các dự án dở dang.

Về diện tích cao su, theo kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015 được Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích cao su của VRG đến năm 2015 là 500.000 ha, trong đó ở nước ngoài từ 180.000 đến 200.000 ha, trong nước từ 300.000 đến 320.000 ha. Tuy nhiên diện tích ở nước ngoài không đạt như kì vọng do việc thay đổi chính sách về đất đai của Lào và Campuchia, việc tiếp cận quỹ đất của Myanmar còn khó khăn.

Vì vậy diện tích cao su ở nước ngoài của VRG đến năm 2015 chỉ vào khoảng 130.00 ha, trong khi đó chương trình chuyển đổi rừng nghèo kiệt của Chính phủ hiện tạm dừng… Do vậy VRG kiến nghị điều chỉnh quy mô diện tích cao su của Tập đoàn xuống còn 430.000 ha hoặc 450.000 ha nếu được cho phép tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su ở một số tỉnh như Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng …

Về chính sách hỗ trợ phát triển cao su miền núi phía Bắc, VRG kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện để các dự án này được phép vay vốn ưu đãi từ nguồn tín dụng Nhà nước và chấp thuận lồng ghép việc thực hiện dự án vớn các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới để giảm vốn đầu tư.

Về quản lý chất lượng, dự báo đến năm 2020 ngành cao su Việt Nam sẽ đạt sản lượng 1,5 triệu tấn, tuy nhiên hiện nay ngoại trừ một số DN thuộc VRG quan tâm quản lý chặt chẽ chất lượng, giữ thương hiệu còn đa số thả nổi khâu chất lượng nên sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, không đồng đều, điều này làm ảnh hưởng đến giá XK và phụ thuộc vào thị trường biên mậu của Trung Quốc. Do vậy VRG kiến nghị cơ quan quản lý siết chặt khâu quản lý chất lượng để đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành cao su Việt Nam.

Về lĩnh vực thuế, VRG đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét điều chỉnh thuế XK cao su Latex, Compound, Crepe xuống 0% và điều chỉnh giảm thuế XK mặt hàng gỗ cao su nhằm khuyến khích XK.

Duy Quang

分享到: