当前位置:首页 > Thể thao

【ty le keo cai】Đỏ mắt tìm nhân công hái tiêu

Thay vì thuê nhân công thu hoạch tiêu tính theo công nhật như mọi năm,m nhty le keo cai hiện nay nhiều nhà vườn trên địa bàn các xã An Khương, Thanh An, huyện Hớn Quản lại tính theo sản lượng hoặc chia đôi sản lượng thu hoạch được. Dù vậy nhiều nhà vườn vẫn “đỏ mắt” theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen tìm người thu hái. Khan hiếm nhân công, một số hộ đã đầu tư hàng chục triệu đồng mua lưới rải dưới gốc để hứng những chuỗi tiêu chín rụng.

Đủ cách cứu tiêu

Vụ tiêu 2018-2019 đang vào chính vụ. Được mùa nhưng nhiều hộ trồng tiêu ở 2 xã An Khương, Thanh An như “ngồi trên đống lửa” vì không tìm được người hái tiêu. Mặc dù giá thuê nhân công từ sau tết cao hơn mọi năm, dao động từ 170-200 ngàn đồng/ngày/người nhưng vẫn không tìm được người làm. Nhà nông Ngô Đình Lãn, ngụ tổ 7, ấp 2, xã An Khương, cho biết: “Trước tết, tiêu đã chín song vẫn có người hái vì một số công nhân được nghỉ sớm quay qua hái tiêu thuê. Đến thời điểm này, họ đã trở lại nhà máy, xí nghiệp làm việc. 

Không còn đủ thời gian và nhân công nên gia đình bà Thị Thanh phải trải bạt để hứng tiêu

Hiện nay, hầu hết các vườn tiêu của người dân đều chín rộ, nhu cầu người thu hái rất lớn. Đồng nghĩa với sự cạnh tranh nhân công giữa các chủ vườn cũng rất cao. Để thu hút nhân công, mỗi nhà vườn có cách làm khác nhau. Nhà thì tăng giá thuê, nhà trả tiền công khoán theo sản lượng, thậm chí có nhiều chủ vườn chia đôi sản lượng tiêu thu hoạch được cho người hái. Và để làm hài lòng người hái, không để họ bỏ đi vườn khác thì mỗi tối nhà vườn phải tưới phần tiêu hái ngày mai để tiêu giòn, hái dễ.

Vườn tiêu 5.000 trụ đang cho thu hoạch, chín đỏ từ gốc đến ngọn nhưng gần 1 tháng nay gia đình ông Lãn vẫn không tìm được người hái mặc dù sẵn sàng trả công cao hơn mọi năm. Xót xa nhìn tiêu chín rụng, ông đành thuê người hái khoán ăn theo sản lượng với giá 4.000 đồng/kg tiêu tươi. Cách làm này người hái dễ chủ động thời gian rảnh đến làm và bất kỳ nam, nữ, già, trẻ cũng đều làm được. Trung bình mỗi ngày gia đình ông phải trả từ 200-500 ngàn đồng/người. Ông Lãn cho rằng cách làm này “lợi bất cập hại”. Lợi là có người thu hoạch, còn hại là do khoán sản lượng nên người hái chỉ quan tâm đến số tiền thu được quy từ số ký tiêu hái nên họ tuốt cả đọt và lá gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây tiêu ở vụ sau.

5.000 trụ tiêu thời kỳ cho trái sung sức nhất nhưng mỗi ngày vườn nhà ông Lãn chỉ có 4 nhân công hái. Nhìn danh sách chấm công của gia đình ông ngày 21-2, có người tranh thủ đến hái 3 tiếng đồng hồ từ 6-9 giờ sáng rồi về làm việc khác. Có người làm một buổi, mấy ngày sau mới quay lại làm buổi nữa. Kiểu làm như vậy gia đình ông Lãn cũng đồng ý vì hái được bao nhiêu hay bấy nhiêu, còn hơn để rụng vùi vào đất.

Nguy cơ buông vườn tiêu

Trong khi nhiều nhà vườn lâm vào cảnh “được mùa mất giá” và khan hiếm nhân công đã đẩy giá thuê nhân công lên cao. Giá thuê cao nhưng cũng chẳng mấy người mặn mà với việc hái theo công nhật. Nhiều người tính theo sản lượng tiêu hái được trong ngày để nhận tiền công. Trung bình một người lớn hái khoán đạt từ 80-100kg tiêu tươi/ngày. Với giá khoán 4.000 đồng/kg thì quy ra một công nhận từ 320-400 ngàn đồng/ngày công.

“Không thể kiếm được người hái trong khi tiêu chín đỏ cây. Ăn tết mà sốt ruột lắm nên chiều mồng 1 nhà tôi đã vào vườn hái tiêu. Mỗi ngày làm từ sáng tinh mơ đến khi không còn nhìn rõ chuỗi tiêu mới nghỉ. Những ngày này gia đình rọi đèn pin hái chứ biết không thể thuê được ai”.

Chị Nguyễn Thị Huyền, ấp An Hòa, xã Thanh An, huyện Hớn Quản cho biết

Anh Nguyễn Văn Sơn làm nghề chăm sóc vườn nhưng thấy việc hái khoán có thu nhập cao nên anh tranh thủ buổi trưa làm thêm hoặc những ngày không có việc thì đi hái tiêu. Anh Sơn cho biết: “Bình quân tôi hái mỗi ngày được 70-80kg, vợ tôi hái nhanh hơn được khoảng 100kg tiêu tươi. Thu nhập cao chỉ tranh thủ được mùa này, vào những mùa khác đi làm thuê chỉ được hai trăm ngàn đồng” đổ lại. Chị Nguyễn Thị Hà, giáo viên ở xã Thanh An cho biết, cũng tranh thủ đi dạy về là đi hái tiêu thuê. Một ngày hái 2 tiếng được hơn 20kg cũng có thu nhập. Chị Hà cho rằng tiền thì cần nhưng phụ giúp nông dân là chính và người làm công cũng không vui vẻ gì khi chủ vườn tiêu thất bại.

 Giá tiêu khô đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, dao động từ 46-49 ngàn đồng/kg nên không phải nhà vườn nào cũng “làm liều” như hộ ông Lãn. Không tìm được công hái do giá thuê nhân công đắt đỏ, hộ bà Nguyễn Thị Thúy Hằng ở ấp 1, xã An Khương đã bỏ ra 25 triệu đồng mua lưới trải dưới gốc để hứng tiêu chín rụng. Nhìn những chuỗi tiêu khô đen xen lẫn chuỗi đỏ rơi rụng trên những tấm lưới, chị Hằng rất xót của.

Hộ bà Thị Thanh ở ấp 1, xã An Khương phải huy động con ruột, con dâu, con rể ra vườn phụ hái. Điểu Đôn, con trai bà Thanh, chuẩn bị ra tết sẽ đi làm công nhân khu công nghiệp nhưng thấy không thuê được người hái tiêu nên ở nhà phụ giúp. Chỉ số ít nhà vườn như hộ bà Võ Thị Thùy Trang may mắn tìm được người nhờ công “ruột” hái nhiều năm nay. Bà Trang cho biết: “Thuê công mới thì họ đòi giá cao nhưng cũng không có người. 3.000 nọc tiêu đang chính vụ mà mỗi ngày chỉ có 4 người hái tính theo công nhật thì hái chẳng được bao nhiêu”. Với giá công, giá tiêu hiện tại, năm tới chỉ còn cách mua lưới về trải dưới đất chờ rụng. Nhưng cách này hại tiêu dữ lắm bởi sẽ suy tiêu”.

Trung bình 1 ha tiêu cần đến 10-12 nhân công và mất khoảng 1 tháng mới thu hái xong. Với giá tiêu như hiện nay, nếu trừ các khoản chi phí thuê nhân công, điện nước, phân bón, công chăm sóc, nhiều nhà vườn cho rằng không có lãi, nguy cơ không có vốn để tái chăm sóc là hiện hữu.

Tỷ Huỳnh - Hồng Cúc

分享到: