“Sự xuất hiện của những chiếc xe tăng M1A2 SEPv3 ở Ba Lan sẽ giúp Nhóm tác chiến thuộc Lữ đoàn số 3 Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ‘tạo ra’ những lực lượng sẵn sàng tác chiến”,ứcmạnhxetăngMASEPvMỹđiềuđếnsátnákết quả trận frankfurt hôm nay trang Defence Blog dẫn thông cáo từ Lục quân Mỹ nêu rõ.
M1A2 SEPv3 là xe tăng chủ lực được Mỹ đưa vào biên chế trong quân đội từ tháng 12/2015. Loại khí tài này được phát triển từ biến thể xe tăng M1A2 SEP (SEP- Chương trình nâng cấp hệ thống), với những cải tiến hiện đại về hệ thống điều khiển hỏa lực, giáp phản ứng nổ, động cơ, thiết bị vô tuyến liên lạc và hệ thống nạp đạn tự động.
M1A2 SEPv3 dài 9,77m (tính cả nòng pháo), rộng 3,7m, cao 2,4m và nặng khoảng 63 tấn. Kíp chiến đấu có 4 người, gồm trưởng xe, lái xe, xạ thủ và binh sĩ phụ trách nạp đạn. M1A2 SEPv3 được trang bị động cơ tua-bin khí Honeywell AGT1500 có công suất 1.500 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể di chuyển với vận tốc 68 km/h trên địa hình bằng phẳng, với phạm vi hoạt động lên tới 425km.
Vũ khí chính của M1A2 SEPv3 là pháo nòng trơn M256 cỡ 120mm, có thể bắn đạn động năng tiên tiến M829A4 và đạn đa nhiệm (AMP). Ngoài ra, xe cũng được lắp súng máy đồng trục dùng cỡ đạn 7,62 x 51mm NATO và một súng máy cỡ nòng 12,7mm trên tháp pháo để chống lại bộ binh đối phương.
Theo trang Army Technology, M1A2 SEPv3 được trang bị Hệ thống hồng ngoại quan sát phía trước cải tiến (IFLIR) có khả năng xác định mục tiêu tốt hơn các hệ thống đời cũ.
Nhằm chống lại sức công phá từ các loại mìn hoặc thiết bị nổ tự chế (IED) kích hoạt từ xa và bảo vệ an toàn cho kíp lái xe tăng, các nhà khoa học quân sự Mỹ đã cho lắp hệ thống tác chiến điện tử CREW Duke V3 cùng các tấm giáp phản ứng nổ (ERA) ngoài thân xe. Đồng thời, mỗi mặt tháp pháo của M1A2 SEPv3 được lắp 6 ống phóng lựu đạn khói M250 để giảm thiểu nguy cơ xe tăng này bị binh sĩ đối phương dùng các loại tên lửa điều khiển laser bán tự động (SACLOS) tấn công.
Video: Ultimate US Military