Hàng loạt doanh nghiệp bị xử lý vi phạm
Từ đầu năm 2022 đến nay,ôngđểđứtgãythiếuhụtnguồncungxăngdầkết quả bóng đá mới do ảnh hưởng của thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước có thời điểm tăng nóng và đã chạm đỉnh vào cuối tháng 6 với mức giá hơn 33.000 lít/xăng. Sau 5 lần điều chỉnh giảm sâu kể từ tháng đầu tháng 7, đến nay giá xăng bán lẻ đã xuống mức hơn 24.000 đồng/lít.
Trong bối cảnh đó, liên Bộ Công thương - Tài chính đã có sự điều hành giá xăng dầu bán lẻ trong nước hợp lý đảm bảo lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình giá xăng dầu được điều chỉnh với biên độ giá tăng - giảm mạnh đã xuất hiện nhiều vi phạm, ảnh hưởng đến việc cung ứng xăng dầu.
Cụ thể là Bộ Công thương vừa công khai danh sách 7 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu bị tước giấy phép từ 1,5 tháng đến 3 tháng do thiếu một số điều kiện đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định, như: Thiếu cửa hàng sở hữu và cửa hàng chung, thiếu các đại lý hoặc kho, cầu cảng, phương tiện vận tải theo quy định đăng ký…
Nguồn: Petrolimex.com.vn |
Đồng thời, lực lượng quản lý thị trường, Bộ Công thương trong quá trình kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu đã phát hiện, xử phạt hành chính 11 công ty. Các cơ quan chức năng đã thống nhất chuyển hồ sơ 2 doanh nghiệp không nộp số dư quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách nhà nước (NSNN) sang Bộ Công an để xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 30/6/2022, Bộ Công thương đã có Công văn số 3705 gửi Công ty CP Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P (số 32 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đôn đốc nộp số tiền hơn 21,7 tỷ đồng; Công ty CP Dương Đông Hòa Phú, chậm nộp số tiền hơn 3,7 tỷ đồng vào NSNN.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, việc quyết liệt trong quản lý kinh doanh xăng dầu là rất cần thiết. “Điều này sẽ giúp tạo tiền đề tốt và gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm, thực hiện có hiệu quả hơn chủ trương, chính sách của Nhà nước xung quanh vấn đề kiểm soát lạm phát nói chung và giá xăng dầu nói riêng” – ông Phong nói.
Đảm bảo nguồn cung trong mọi tình huống
Việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ doanh nghiệp đầu mối đến doanh nghiệp bán lẻ vi phạm và bị xử lý trong thời gian qua đặt ra thách thức trong việc đảm bảo nguồn cung và không đứt gãy chuỗi cung ứng.
Về phía doanh nghiệp cũng đưa ra lý do, do nguồn cung cấp từ doanh nghiệp đầu mối cũng có hạn và doanh nghiệp cũng chỉ lấy đủ hàng cho 10 ngày bán hàng nên đã xảy ra trường hợp hết hàng trước ngày liên bộ điều chỉnh, khi đó doanh nghiệp gặp rủi ro, rất dễ bị phạt do ngưng bán hàng. Trường hợp giá xăng điều chỉnh lên, thì doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng không có lãi là mấy vì thực tế sức chứa của các cửa hàng nhỏ là không đáng kể, chiết khấu lại thấp nếu giá giảm thì càng bán càng lỗ.
Liên quan đến việc điều hành giá và cung ứng xăng dầu, Bộ Công thương đã lên tiếng và khẳng định xử phạt các đơn vị vi phạm kinh doanh xăng dầu không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Không để xảy ra tình trạng thiếu hàngBộ Công thương cho biết, trong quý II/2022, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đẩy mạnh việc nhập khẩu và nỗ lực cung ứng xăng dầu để duy trì nguồn cung cho thị trường nên cơ bản nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước luôn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng trong hệ thống phân phối của thương nhân và tại thị trường nội địa. Đồng thời, 2 nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn trong 6 tháng cuối năm dự kiến quý III sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu) và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu) để cung ứng xăng dầu cho thị trường. |
Đại diện Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, ngành Công thương sẽ tiếp tục theo dõi việc sản xuất, cung ứng xăng dầu của các đơn vị, trong trường hợp có sự thay đổi, biến động so với kế hoạch, bộ sẽ có biện pháp phù hợp để chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu, các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu điều chỉnh kế hoạch sản xuất để luôn bảo đảm cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường.
Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước, Bộ Công thương sẽ có kịch bản điều hành cụ thể nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Đồng thời, kết hợp chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động nguồn hàng, thực hiện nghiêm túc phương án nhập khẩu bổ sung đã được phân giao để bù đắp nguồn hàng thiếu hụt, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, bảo đảm an ninh năng lượng, không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.
Đối với công tác điều hành giá xăng dầu, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho biết, nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, Liên Bộ Công thương - Tài chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại) nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới.
Về giải pháp điều hành giá xăng dầu những tháng cuối năm 2022, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới./.