【soi kèo nữ bayern munich】Năng suất, chất lượng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp

  发布时间:2025-01-25 16:44:47   作者:玩站小弟   我要评论
Cần có cơ chế kích thích DN tự đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của DN. Ảnh: HỮU LINH. Trong điều k soi kèo nữ bayern munich。

nang suat chat luong quyet dinh suc canh tranh cua doanh nghiep

Cần có cơ chế kích thích DN tự đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của DN. Ảnh: HỮU LINH.

Trong điều kiện Việt Nam đã và đang ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, vấn đề năng suất chất lượng lại trở nên nóng bỏng hơn, bởi nó là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn vong của các DN.

DN nói gì ?

Trong một cuộc tọa đàm về năng suất chất lượng mới được tổ chức gần đây, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân khẳng định, năng suất và chất lượng quyết định sức cạnh tranh của DN và nền kinh tế. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vào thời điểm hiện tại rất có ý nghĩa vì Việt Nam đã trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do. Thực tế, nhiều DN nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và đã có sự chuẩn bị tốt cho cuộc chơi hội nhập.

Chia sẻ câu chuyện về năng suất, chất lượng của các DN ngành may Việt Nam nói chung, Công ty Cổ phần May 10 nói riêng, ông Nguyễn Xuân Hòa, đại diện Công ty Cổ phần May 10 thừa nhận năng suất lao động trong ngành may mặc còn khá thấp, nhưng với trường hợp cụ thể của Công ty Cổ phần May 10, đại diện DN này khẳng định năng suất của DN là “không thấp lắm”. Minh chứng cho điều đó, ông Hòa cho biết năng suất, chất lượng là yếu tố sống còn của DN và hiện nay May 10 là đơn vị duy nhất có Phòng Nghiên cứu tổ chức cải tiến sản xuất. Việc cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm tại DN được tính đến % của giây, chẳng hạn như sản phẩm phải đặt ở góc bao nhiêu độ để đưa vào máy cho nhanh, sau đó các công nhân sẽ được đào tạo để thao tác đúng chuẩn... Đại diện Công ty Cổ phần May 10 cũng khẳng định, là một DN “thuần Việt”, nhưng May 10 luôn tự tin trước sự cạnh tranh của các DN ngoại ngay tại thị trường trong nước và thế giới.

Là DN tiêu biểu trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, từ năm 2009 BSR đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (hệ thống quản lý tích hợp QHSE), tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động. Tại DN, mọi công việc đều thực hiện bài bản theo quy trình, đặc biệt yếu tố an toàn luôn được đề cao. Công tác chăm lo, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, phát huy sáng tạo trong sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, hệ thống phát huy được hiệu quả trong nhiều năm, là nền tảng cơ bản tạo ra sự ổn định về chất lượng sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Nhờ việc chú trọng nâng cao năng suất lao động, mỗi năm BSR tiết kiệm được từ 500-700 tỷ đồng chi phí, số tiền này được sử dụng vào việc nâng công suất nhà máy theo nhu cầu của thị trường. Đi vào vận hành thương mại từ năm 2010, đến nay, Công ty đã chế biến trên 41 triệu tấn dầu thô và cung cấp 37 triệu tấn sản phẩm cho thị trường với chất lượng tốt.

Nói về vai trò của việc nâng cao năng suất chất lượng, ông Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Traphaco cho biết, hệ thống quản lý tiên tiến sẽ tạo ra sản phẩm như mình mong muốn và sự thống nhất cho toàn DN. Chất lượng sản phẩm được quản lý từ khâu đầu vào trong quá trình sản xuất đến nhập kho, xuất ra lưu thông trên thị trường, và khi xảy ra sự cố, sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục và làm giảm tỉ lệ hàng hỏng, hàng trả về. Đối với Traphaco, ông Văn cho biết, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến đã tạo ra tăng trưởng bình quân từ 20-30%/năm trong hàng chục năm, giảm tỉ lệ hàng hỏng, hàng kém chất lượng từ 1,5 - 2% xuống còn 0,25 - 0,5%.

DN giữ vai trò trung tâm

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015 - 2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, Việt Nam đứng thứ 56/140 trong các nền kinh tế về năng lực và năng suất, xếp thứ 6 trong số các quốc gia ASEAN. Còn theo lãnh đạo Bộ KH-CN, các xếp hạng mới chỉ ra rằng, đến năm 2059 năng suất lao động của Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan hiện tại. Cho rằng thông tin này có thể chưa toàn diện, nhưng ông Nguyễn Quân cũng thừa nhận năng suất lao động của chúng ta thấp hơn các nước là một thực tế, vì trình độ sản xuất, trình độ công nghệ, tay nghề của người lao động Việt Nam thua kém các nước. Mặc dù chúng ta có hệ thống các trường đào tạo nghề, nhưng tỷ lệ lao động có chứng chỉ đào tạo không những thấp hơn so với các nước khác mà chất lượng đào tạo của ta cũng thua kém. Về chất lượng sản phẩm, lãnh đạo Bộ KH-CN cho rằng, chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam còn quá nhiều vấn đề, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng… tràn lan. Theo đại diện Bộ KH-CN, năng suất chất lượng là vấn đề sống còn của DN, đặc biệt khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trong những năm qua sự tiến bộ trong nâng cao năng suất, chất lượng ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn và nếu chúng ta không có cơ chế hiệu quả thì nhiều năm nữa vẫn chưa đuổi kịp các nước khác. Về vấn đề này, TS Lưu Bích Hồ cho rằng, trong việc nâng cao năng suất chất lượng, cần nhấn mạnh vai trò trung tâm của DN, vì DN và bởi DN. DN phải tự mình gồng lên để làm chủ cuộc chơi này vì sự tồn tại của chính mình và không ai khác làm được điều đó ngoài DN.

Chia sẻ kinh nghiệm của DN trong nâng cao năng suất chất lượng, ông Trần Ngọc Nguyên gợi ý, đào tạo gắn liền với lương thưởng thì sẽ bắt buộc người lao động làm việc hết mình để lương cao hơn, DN cần thu hút người lao động liên tục nghĩ ra sáng kiến đóng góp vào sự phát triển của DN.

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông, hội nhập bản chất là cạnh tranh, và cạnh tranh quốc gia chỉ có thể thắng trên cơ sở cạnh tranh của DN. DN mong muốn nâng cao năng suất, chất lượng, nhất định phải đổi mới, sáng tạo. Vì thế, cần tạo ra cơ chế kích thích DN tự đổi mới, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho sản phẩm. Mong muốn ngày càng có nhiều DN công bố chất lượng sản phẩm tốt hơn, từ đó, sản phẩm Việt Nam mới có thể ra các nước trên thế giới, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng, để DN làm được điều này, chính sách của Nhà nước phải tạo được cơ hội cho đổi mới, sáng tạo để từ đó giúp DN cạnh tranh bình đẳng, trong đó tập trung vào DNNVV.

相关文章

最新评论