Tại cuộc gặp diễn ra ở thành phố Abidjan của Côte d'Ivoire,ốcgiachâuPhikêugọikhoảntàitrợtỷUSDđểđốiphóđạidịđội hình vfl wolfsburg gặp rb leipzig các nguyên thủ đã đưa ra tuyên bố yêu cầu 100 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2025 từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), một chi nhánh của Nhóm Ngân hàng Thế giới cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho một số các nước nghèo nhất thế giới.
Hầu hết các quốc gia châu Phi đã được các khu vực khác trên thế giới loại trừ mức độ tử vong và lây nhiễm do virus SARS-CoV-2 gây ra. Tuy nhiên, việc đóng cửa và giảm đi lại và thương mại đã đẩy các quốc gia châu Phi cận Sahara vào suy thoái.
Khoản tài trợ được kêu gọi lần này tăng hơn so với khoản giải ngân 82 tỷ USD đã được thỏa thuận trước đó vào năm 2019.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara nhấn mạnh: “Tôi kêu gọi các đối tác của chúng tôi nắm bắt lấy tuyên bố Abidjan này và tăng đáng kể khoản đóng góp của họ... để chống bất bình đẳng và giúp tài trợ cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất”.
Tổng thống Guinea, Senegal, Burkina Faso, Benin, Mauritania, Mozambique, Niger, Togo, Liberia và Madagascar cũng tham dự cuộc họp.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC châu Phi) cho biết, tính đến chiều 15/7, châu lục này đã ghi nhận tổng cộng 6.072.120 trường hợp mắc COVID-19.
Theo CDC châu Phi, châu lục này cũng đã ghi nhận tổng cộng 154.602 ca tử vong, trong khi 5.287.381 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh. Nam Phi vẫn là quốc gia dẫn đầu top 10 quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19, với hơn 2,253 triệu trường hợp mắc bệnh và 65.972 ca tử vong; tiếp theo là các nước gồm Maroc, Tunisia, Ethiopia, Ai Cập… Khu vực phía Nam châu Phi vẫn là nơi dẫn đầu về số lượng ca mắc COVID-19, tiếp theo là Bắc Phi và Đông Phi.
Ngoài Nam Phi, hiện nhiều quốc gia châu Phi đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch bệnh mới, với số ca tăng mạnh trong vài tuần gần đây, trong đó bao gồm Tunisia, Maroc, Libya, Zambia, Zimbabwe, Mozambique, Algeria, Rwanda, Senegal… Mặc dù đối mặt với làn sóng bùng phát dịch bệnh mới rất mạnh mẽ, nhưng hiện chỉ ít hơn 3% tổng dân số ở châu Phi được tiêm liều vacccine phòng COVID-19 đầu tiên. Cho đến nay, chỉ có 18 triệu người ở châu Phi, lục địa có 1,3 tỷ người, đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Điều này làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế kéo dài khi phần lớn thế giới mở cửa trở lại./.
Theo TTXVN