【keo nha cai5.com】Đông Nam Á với bài toán giải quyết khủng hoảng người di cư
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính trong 3 tháng đầu năm 2015, khoảng 25.000 thuyền nhân Bangladesh và Myanmar đã tìm cách vượt biển ra nước ngoài tị nạn, trong đó Malaysia, Indonesia, Thái Lan là những điểm đến, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Hiện vẫn còn ít nhất 7.000 người đang phải "lênh đênh" trên biển với các điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, mạng sống bị đe doạ.
Trước thực trạng đáng lo ngại trên, Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã nhóm họp ở thành phố Putrajaya của Malaysia bàn về vấn đề này. Ba nước đã nhất trí giải quyết vấn đề trên tinh thần đoàn kết và thống nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như nguyện vọng của ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Ba nước cũng nhất trí không tiếp tục áp dụng chính sách ngăn cản hay xua đuổi người di cư trên vùng biển Đông Nam Á. Đây được coi là những bước đột phá trong cách giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư trong khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi tại Malaysia, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman khẳng định việc xua đuổi thuyền chở người nhập cư ra biển "sẽ không tái diễn". Thay vào đó, hai nước sẽ hỗ trợ đưa họ vào bờ và cung cấp nơi trú ẩn tạm thời cho những người nhập cư này với điều kiện tiến trình tái định cư và hồi hương sẽ được thực hiện trong vòng một năm với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hai nước không nêu rõ liệu lực lượng Malaysia có tiến hành các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn những con thuyền gặp nạn hay không
Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã chỉ đạo Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) và Cơ quan thực thi luật biển Malaysia (MMEA) hỗ trợ tổ chức tình nguyện MERCY Malaysia thực hiện phân phát hàng cứu trợ nhân đạo cả trên biển và đất liền cho người tị nạn, trong đó có những người từ cộng đồng thiểu số Rohingya của Myanmar. Thủ tướng Najib cho rằng những hành động mang tính nhân đạo trên nhằm đảm bảo những người di cư sẽ nhận được thức ăn, nước uống, được chăm sóc y tế và nhận được thuốc men. Đây là tuyên bố đầu tiên của Malaysia khẳng định rõ nước này sẽ tích cực tìm cách tiếp cận các thuyền di cư.
Tuy nhiên, phía Thái Lan đã không ký vào đề xuất giải pháp này. Ngoại trưởng Thái Lan không tham dự họp báo chung sau cuộc họp do cho rằng cần xem xét lại vấn đề này có được luật pháp Thái Lan cho phép hay không. Trước đó, Tư lệnh Lục quân Thái Lan Udomdet Sitabutr khẳng định người di cư Rohingya đang chạy trốn sự truy tố ở Myanmar nên không đủ tư cách hưởng quy chế tị nạn tại Thái Lan và sẽ bị coi là nhập cư bất hợp pháp.
Trong khi đó, Myanmar thông báo nước này đã đồng ý tham gia đàm phán cấp khu vực về vấn đề người di cư Rohingya tại Bangkok vào ngày 29-5 tới. Cuộc họp dự kiến sẽ thu hút ít nhất 18 nước, trong đó có Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Myanmar, và 3 tổ chức quốc tế. Phía Thái Lan cũng cho biết sẽ đưa ra quyết định việc có cho phép thuyền nhân lên bờ của nước này hay không sau cuộc đàm phán tới.
Myanmar vốn không coi người Rohingya (khoảng hơn 1 triệu người) là công dân của nước này và khẳng định họ là người nhập cư trái phép từ Bangladesh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Myanmar Thant Kyaw cho biết Myanmar sẽ nhận lại các thuyền nhân nếu họ là công dân Myanmar. Quyết định trên của Myanmar được đưa ra sau khi nước này đã có động thái bớt cứng rắn trong chính sách đối phó với nạn buôn người Rohingya - vốn là một phần nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng di cư hiện nay. Trước đó, Nay Pyi Taw đồng ý cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho các thuyền nhân.
Dù mới chỉ là các cam kết song đây là một bước khởi đầu quan trọng trong cuộc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, và là giải pháp mang tính sống còn nhằm cứu mạng người di cư bởi lẽ cả Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều chưa ký Công ước và Nghị định thư về Quy chế người tị nạn năm 1951. Để có thể giải quyết dứt điểm bài toán người di cư, cần phải có giải pháp toàn diện và lâu dài với sự tham gia của các bên liên quan và thông qua các cơ chế quốc tế khác nhau. Trước mắt, cần giải quyết gốc rễ của vấn đề, theo đó các bên liên quan ngay lập tức phải xác định căn nguyên và các yếu tố khác của làn sóng di cư, trong khi vẫn cần sự giúp đỡ khác từ cộng đồng quốc tế.
相关文章
Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
Bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế nhận thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh (Ảnh: Minh Phú/TTXVN)Chí2025-01-25Giá cho thuê NOXH ở Hà Nội cao nhất 198.000 đồng/m2: Đắt ngang nhà thương mại
(VTC News) - Hà Nội đề xuất giá cho thuê nhà ở xã hội cao nhất 198.000 đồng/m2, tức là gần 14 triệu2025-01-25Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm
9 tháng đầu năm, Vincom Retail đạt doanh thu thuần 6.811 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.010 tỷ đồ2025-01-25Tạm khóa tài khoản ngân hàng được quy định ra sao?
(VTC News) - Tạm khóa tài khoản ngân hàng được quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN.2025-01-25Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
XEM CLIP:Trong phần tranh luận, một số luật sư đưa ra tình tiết giảm nhẹ tội của một số bị c&2025-01-25Thống đốc Ngân hàng nói về sự cố rút tiền 'lớn chưa từng có' tại SCB
Thống đốc NHNN cho rằng vụ việc ở Ngân Hàng TMCP Sài Gòn là sự cố rút tiền hàng loạt quy mô lớn, ảnh2025-01-25
最新评论