当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả viborg】Cần xã hội hóa mạnh mẽ công tác kiểm tra chuyên ngành

can xa hoi hoa manh me cong tac kiem tra chuyen nganh

Công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra mặt hàng nho tươi nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: T.Bình.

Theầnxãhộihóamạnhmẽcôngtáckiểmtrachuyênngàkết quả viborgo báo cáo của Tổng cục Hải quan, những năm qua, hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra Nhà nước về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật (gọi chung là KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã góp phần bảo về lợi ích quốc gia, bảo vệ các DN kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ gìn và bảo vệ môi trường, uy tín, thị trường của hàng hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, lĩnh vực KTCN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như: Văn bản hướng dẫn quy định của pháp luật về KTCN quá nhiều nhưng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; Danh mục hàng hóa phải KTCN chưa được công bố đầy đủ, có Danh mục được công bố nhưng chưa rõ ràng tên hàng và không có mã số HS theo quy định của pháp luật; cơ quan KTCN chưa bố trí đủ cán bộ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra tại cửa khẩu; thời hạn thông báo kết quả kiểm tra chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng; công tác phối hợp trong hoạt động KTCN còn hạn chế dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, hiện nay chỉ còn lĩnh vực kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật hoàn toàn do cơ quan Nhà nước thực hiện, các hoạt động KTCN khác chủ yếu do các tổ chức giám định thực hiện theo dạng xã hội hóa. Để nâng cao hiệu quả công tác KTCN, các bộ, ngành liên quan cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động KTCN tại cửa khẩu; tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực cho đơn vị KTCN và lô trình thực hiện; xã hội hóa hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện máy móc kỹ thuật.

Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành trước tiên cần rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản, ban hành đầy đủ các mặt hàng thuộc diện phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng. Đồng thời, ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm cơ sở cho cơ quan/tổ chức có chức năng KTCN thực hiện công tác kiểm tra.

Các bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành chỉ đạo cơ quan KTCN tăng cường phối hợp với cơ quan Hải quan để trao đổi thông tin, thông báo kết quả KTCN cho cơ quan Hải quan phục vụ việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng, đảm bảo quy định của pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; quản lý và kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản hàng hóa trong nội địa; xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về KTCN, pháp luật về hải quan.

Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị hải quan địa phương góp ý vào dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK (do Tổng cục Hải quan chủ trì xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Tài chính).

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: Việc nâng cao hiệu quả KTCN là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, của cộng đồng DN để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.

Để thực hiện hiệu quả nội dung này và hoàn thiện các nội dung trong dự thảo Chỉ thị, Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết những vướng mắc mà các đơn vị hải quan địa phương đề cập tại Hội nghị; nghiên cứu kinh nghiệm, thông lệ quốc tế về KTCN và thực tế của hoạt động KTCN hiện nay để có những kiến nghị, đề xuất và giải pháp cụ thể trình Thủ tướng để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện.

Đối với các Cục Hải quan địa phương, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn yêu cầu các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các nội dung liên quan và có đánh giá một cách tổng thể, chi tiết về thực tế khó khăn, vướng mắc về thực hiện KTCN trên địa bàn quản lý và đề xuất giải pháp tháo gỡ; đồng thời khẩn trương báo cáo các nội dung liên quan về Tổng cục Hải quan.

分享到: