【bong ket qua】Bài 5: Bộ NN&PTNT

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:38:38

thuc

Thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với máy móc nông nghiệp.

>> Bài 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả địa điểm KTCN tập trung

>> Bài 3: KTCN tập trung chưa được như mong muốn,àiBộbong ket qua vì sao?

>> Bài 2: Kiểm tra chuyên ngành gây khó cho doanh nghiệp

>> Bài 1: Đơn giản hóa kiểm tra chuyên ngành: Kết quả còn khiêm tốn

Tiến độ rất chậm

Một ví dụ cụ thể về việc KTCN với những hàng hóa sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT: Theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện thấy nhiều nhóm hàng phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) nhưng có độ rủi ro thấp, lại quy định quản lý cả chất lượng hàng hóa. Trong trường hợp này, Bộ NN&PTNT cần sớm ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, các hàng hóa chỉ kiểm dịch, kiểm tra ATTP có độ rủi ro thấp đề nghị kiểm tra sau khi đã thông quan (hậu kiểm)…

Cũng theo Bộ NN&PTNT, Bộ đã nhận được Văn bản số 399/TCHQ-GSQL ngày 19/1/2017 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 2026), rà soát lại các văn bản cần sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của mình. Hiện nay Bộ NN&PTNT đang rà soát, sửa đổi, bổ sung 28 nhóm văn bản. Bộ này cho biết, cuối tháng 3, kết quả rà soát, sửa đổi mới hoàn tất.

Nhiều văn bản đang được Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung như: Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 4/9/2014 ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam, nội dung cần sửa đổi là công bố danh mục kèm theo mã HS. Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi đang phối hợp với Tổng cục Hải quan để áp mã HS, dự kiến hoàn thành trong quý I/2017.

Từ ngày 15/2 - 31/12/2017, Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch Năm cao điểm thanh, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp…

Hoặc Thông tư số 17/2012/TT-BNNPTNT ngày 18/4/2012 ban hành Danh mục bổ sung Giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam cần công bố Danh mục kèm theo mã HS, Cục Trồng trọt đã phối hợp với Tổng cục Hải quan để thống nhất và đã có dự thảo quyết định trình bộ trưởng để ký ban hành danh mục mã HS…

Thực tế cho thấy, mặc dù sắp kết thúc quý I/2017 nhưng lượng văn bản được sửa đổi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT vẫn khá khiêm tốn.

Chậm do quy trình

Lý giải nguyên nhân rà soát KTCN còn chậm, theo Văn phòng cải cách hành chính – Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT), khối lượng văn bản phải sửa đổi khá lớn. Các văn bản lại liên quan trực tiếp tới người dân, DN nên việc sửa đổi, bổ sung phải được tiến hành cẩn trọng, đảm bảo văn bản được ban hành có tính khả thi cao. Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản phải đáp ứng yêu cầu về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết các văn bản này đều phải lấy ý kiến các tổ chức quốc tế, lấy ý kiến qua mạng… nên không thể rút ngắn được thời gian…

Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) cũng nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT đã có bước đột phá trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản quản lý đáp ứng yêu cầu của đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (theo QĐ 2026). Tuy nhiên, Bộ NN&PTNN cũng là đơn vị có số lượng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung rất lớn. Đối với 28 văn bản này, Bộ NN&PTNT đang tiến hành rà soát. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo Bộ NN&PTNT rất quan tâm chỉ đạo đến chất lượng văn bản, hơn nữa các đối tượng chịu sự tác động của văn bản như người dân, DN và các tổ chức hiện nay rất nhiệt tình tham gia. Cộng đồng DN đã có trách nhiệm và chủ động hơn đến quá trình đóng góp ý kiến hoàn thiện văn bản của các bộ, ngành.

“Để đẩy nhanh tiến độ và kết quả thực hiện rà soát 28 văn bản do Bộ Tài chính yêu cầu, hiện Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, công bố công khai thủ tục hành chính (TTHC) gửi về Vụ Pháp chế tổng hợp báo cáo Bộ trước ngày 31/3/2017; đồng thời rà soát chuẩn hóa quy trình giải quyết TTHC trên phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4”, vị đại diện này cho biết.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang khẩn trương đẩy nhanh thực hiện phương án đơn giản hóa các nhóm TTHC; rà soát, đơn giản hóa các TTHC giao cho các đơn vị, phấn đấu năm 2017 giảm được 15% chi phí thực hiện TTHC theo Nghị quyết 19-2016/NQ-NP (tính toán trên cơ sở rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, thời gian lưu hàng tồn kho bãi, chi phí đi lại giải quyết TTHC).

Ngoài ra thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia trong giải quyết thủ tục hành chính về KTCN. Một số đơn vị đã tiếp nhận và xử lý giải quyết cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử trên hệ thống một cửa quốc gia đạt trên 96% như: Cục Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật (Trạm kiểm dịch thực vật Nội Bài), Cục Thú y (Cơ quan Thú y vùng II, vùng VI), Tổng cục Thủy sản (Trung tâm 3K)./.

Nam Khánh

顶: 847踩: 34