【lịch phát bóng đá】Doanh nghiệp XNK: Tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:40:19

doanh nghiep xnk tranh le thuoc vao thi truong trung quoc

Các DN cần có tính toán kịp thời,ệpXNKTránhlệthuộcvàothịtrườngTrungQuốlịch phát bóng đá tránh tình trạng quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Ảnh: Hồng Nụ

XNK vẫn suôn sẻ

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, nhiều DN có hoạt động XNK thường xuyên với các đối tác Trung Quốc đều cho biết: Thời điểm hiện tại, hoạt động giao thương giữa hai bên vẫn diễn ra thường xuyên.

Ông Nguyễn Khắc Hùng, Trưởng phòng XNK Công ty TNHH MTV Sam Nguyễn cho biết: Công ty làm ăn lâu năm với các đối tác Trung Quốc trong lĩnh vực cả XK, NK thiết bị vệ sinh theo cơ chế, khi có khách hàng dù ở Việt Nam hay Trung Quốc đặt hàng là DN báo giá, gom hàng và thực hiện giao dịch. Cho đến nay, thương nhân Việt Nam và Trung Quốc đều duy trì quan hệ làm ăn ổn định.

Theo ông Ngô Văn Hùng, Phó Giám đốc XNK Công ty TNHH Khoa học Kỹ Thuật Texhong Ngân Long (thuộc Tập đoàn Texhong): Là DN có vốn đầu tư của Hồng Kông, Công ty chủ yếu NK bông từ Mỹ, sau đó sản xuất, XK sợi sang Trung Quốc. Nhà máy của DN tại Móng Cái (Quảng Ninh) mới đi vào hoạt động chính thức và XK sợi từ cuối tháng 3, đầu tháng 4-2013. Tính trung bình, mỗi tháng, DN XK khoảng 250 xe tải sợi (loại xe tải 15 tấn) sang Trung Quốc. Đây hiện đang là thị trường duy nhất của DN và mọi vấn đề XK vẫn diễn ra khá suôn sẻ.

Cũng đồng quan điểm này, một nhân viên chuyên làm thủ tục XNK của Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Đức cho hay: Mỗi năm DN này XK khoảng 70.000-80.000 tấn gạo sang thị trường Trung Quốc. Phía đối tác thường xuyên cập nhật nhu cầu theo từng ngày và DN cân đối khả năng thu gom hàng để cung ứng cho phù hợp. Có ngày, Công ty xuất sang Trung Quốc khoảng 500 tấn gạo, nhưng cũng có khi một ngày XK lên tới hơn 1.000 tấn gạo. Cho đến nay, mối quan hệ làm ăn giữa đôi bên vẫn khá tốt đẹp, đều đặn.

Không thể “dựa dẫm” Trung Quốc

Khi đặt ra trường hợp, nếu giao thương giữa 2 nước xảy ra những vấn đề trục trặc nghiêm trọng hơn, không ít DN cho rằng, mức độ thiệt hại đối với cả DN Việt Nam và Trung Quốc đều không hề nhỏ. Thậm chí, một số DN trong nước do hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc có thể bị phá sản.

Ông Ngô Văn Hùng cho biết: Công ty Texhong Ngân Long có vốn đầu tư lớn, hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đến giờ còn chưa khấu hao xong. Số lao động làm việc trong nhà máy cũng “ngót” 5.000 người. Trên thực tế, Công ty chỉ chủ yếu XK hàng sang Trung Quốc vì thế nếu hoạt động giao thương trục trặc, nhà máy thậm chí có nguy cơ phải đóng cửa và mức độ thiệt hại khó đong đếm được. “Tất nhiên, DN cũng sẽ có những tính toán nhất định, nghiên cứu để tìm kiếm những thị trường mới, có tiềm năng chứ không chỉ hoàn toàn trông chờ vào Trung Quốc”, ông Hùng nói.

Còn theo đại diện Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Đức: Thông thường khi XK sang Trung Quốc, DN vẫn phải chấp nhận thanh toán theo hình thức biên mậu trả chậm. Sau khi Công ty giao hết hàng, phía đối tác Trung Quốc mới dần dần trả tiền. Tuy nhiên, hiện tại, để tránh những bất trắc có thể xảy ra, DN đang xuất hàng cầm chừng chứ không ồ ạt như trước, đồng thời “siết” lại khâu thanh toán, không chấp nhận cho DN Trung Quốc trả chậm quá lâu mà chỉ trong vòng 1 tuần. Bên cạnh đó, DN này cũng đang thúc đẩy hợp tác với Công ty CP Hưng Lâm (An Giang) để XK gạo sang Ghana và một số thị trường có nhu cầu khác.

Chuyên gia nông nghiệp, GS. Võ Tòng Xuân đánh giá: Nếu có xảy ra trục trặc trong giao thương với Trung Quốc, đương nhiên các DN XNK “chịu trận” nhiều nhất. Bao lâu nay, không ít DN trong ngành nông, lâm, thủy sản, nhất là DN XK gạo, tìm mọi cách xuất hàng sang Trung Quốc bất chấp chính ngạch hay tiểu ngạch, kể cả khi giá cả không cạnh tranh. Kiểu “ăn xổi” đó chỉ đem lại lợi nhuận cho DN mà ít đem về lợi ích cho nền kinh tế đất nước nói chung và cho người nông dân. Đã đến lúc, các DN Việt phải tự nhìn nhận lại, tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho xúc tiến thương mại để có thể XK hàng sang các thị trường đang có nhu cầu như châu Phi, Trung Đông..., thay vì “dựa dẫm” quá nhiều vào Trung Quốc, GS. Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng: Cho đến thời điểm hiện tại, VASEP chưa nhận được bất kỳ phản hồi gì từ phía DN về các vấn đề khúc mắc trong giao thương với Trung Quốc. Tuy nhiên, các DN cũng cần phải có phương án dự phòng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chứ không nên bị động, lệ thuộc vào Trung Quốc, tránh “trở tay không kịp” khi có biến động.

顶: 46943踩: 4776