【bxh vdqg hy lap】Tỷ giá sẽ không biến động mạnh dù áp lực quốc tế gia tăng

时间:2025-01-13 14:13:51来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

anh

Việt Nam vẫn đủ cơ sở để ổn định tỷ giá dưới mốc 3%.

Chính vì vậy,ỷgiásẽkhôngbiếnđộngmạnhdùáplựcquốctếgiatăbxh vdqg hy lap sức ép lên việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể ngày càng lớn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đủ cơ sở để ổn định tỷ giá, đảm bảo mục tiêu dưới ngưỡng 3%.

Nhiều sức ép lên chính sách tiền tệ?

Theo đánh giá của Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), có 3 nguyên nhân dẫn đến việc nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng. Thứ nhất, việc đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá so với VND khiến hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn tương đối. Thứ hai, một số công ty ở Việt Nam thực hiện hoạt động trung chuyển nhằm thay đổi nhãn mác hàng hóa. Thứ 3, các công ty FDI chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu máy móc, thiết bị đầu tư sản xuất.

Bà Thái Thị Việt Trinh - Chuyên viên phân tích vĩ mô của KBSV cho biết cụ thể hơn, đối với yếu tố thứ nhất, với mức mất giá của CNY khoảng 2% từ đầu năm, áp lực này là hiện hữu nhưng chưa lớn. Đối với yếu tố thứ 3 đến từ việc nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp FDI, trong 6 tháng đầu năm 2019, thì chỉ có sự tăng trưởng ở nhóm ngành gỗ và máy móc phụ tùng khác. Tuy nhiên, mức tăng này không cùng mẫu so sánh gốc và không tương ứng với mức tăng mạnh ở nhập khẩu nhóm ngành này từ Trung Quốc.

Đối với yếu tố thứ 2, điểm đáng lo ngại là ngoại trừ điện thoại và linh kiện, khá nhiều các nhóm hàng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh sang Mỹ lại trùng khớp với các nhóm hàng gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc như máy tính và sản phẩm điện tử, máy móc phụ tùng khác, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Như vậy, “có thể rút ra được kết luận yếu tố thứ 2 có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian qua gia tăng” – bà Thái Thị Việt Trinh nhấn mạnh.

b1

Cũng liên quan tới thương chiến Mỹ - Trung, Việt Nam chưa bị Mỹ cho vào diện thao túng tiền tệ, nhưng sẽ phải thận trọng hơn, đặc biệt với các động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối, để tránh rủi ro này trong tương lai.

Trong báo cáo tiền tệ mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ vào tháng 4, Việt Nam lần đầu tiên đã bị liệt kê vào danh sách theo dõi các nước thao túng tiền tệ. Một trong những tiêu chí đánh giá của Mỹ đó là khối lượng mua ngoại tệ ròng 12 tháng (từ tháng 1 – tháng 12/2018) không được trên mức 2% của GDP.

Tuy nhiên, theo số liệu từ KBSV, trong năm 2018, Việt Nam chưa vi phạm tiêu chí này khi mức độ can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN, dựa trên số lượng mua ròng USD, mới đạt 1,7% GDP. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những cơ sở hợp lý để mua USD gia tăng dự trữ ngoại hối khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính trong năm 2018 chỉ đủ 2,9 tháng nhập khẩu - dưới ngưỡng khuyến nghị tối thiểu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). “Phía Mỹ ghi nhận lý do trên nhưng cũng hối thúc Việt Nam tiếp tục cải cách chính sách tiền tệ - khuyến nghị Việt Nam nâng dần tỷ giá thực đa phương (REER) để giảm thâm hụt thương mại với Mỹ” – KBSV cho hay.

Chia sẻ về điều này, ông Lê Anh Tùng - Chuyên viên thị trường của KBSV cho biết thêm: “Với đợt rà soát tháng 10/2019 tới, chúng tôi cũng không cho rằng, Việt Nam sẽ vi phạm yếu tố đánh giá của Mỹ khi khối lượng mua ròng (từ tháng 7/2018 – tháng 6/2019) dưới 1% GDP, do NHNN đã bán USD trong nửa cuối năm 2018 để điều tiết VND không bị mất giá quá mạnh.

Còn với đợt rà soát tháng 4/2020 (số liệu lấy từ tháng 1 – tháng 12/2019), nếu ước tính GDP 2019 của Việt Nam đạt khoảng 270 tỷ USD thì giới hạn ngoại tệ NHNN được phép mua để đảm bảo dưới mức 2% của GDP, sẽ rơi vào khoảng 5,4 tỷ USD. Dựa trên số liệu chính thức của IMF (tính tới 30/4/2019) và của KBSV thu thập, NHNN hiện đã mua khoảng 8,5 tỷ USD kể từ đầu năm, vượt qua mức “tối đa được phép mua”.

Như vậy, “từ nay đến cuối năm, để không vi phạm tiêu chí 2% GDP, NHNN sẽ phải bán ròng khoảng 3,1 tỷ USD. Hành động này được xem là hợp lý và tạo dư địa cho NHNN có thể ổn định tỷ giá trong trường hợp đồng CNY tiếp tục giảm sâu” – ông Lê Anh Tùng cho biết thêm.

Áp lực VND giảm giá sâu chưa cao

Hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc Trung Quốc phá giá đồng tiền tạo nên các áp lực lớn với diễn biến tiền VND. Cùng với đó là áp lực điều hành chính sách của NHNN để bảo vệ lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa trước hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, theo nhóm chuyên gia của KBSV, áp lực giảm giá mạnh VND trong thời gian tới là chưa cao. Phân tích của KBSV cho thấy, quan sát những biến động mang tính kỹ thuật của đường tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) và REER, mốc 106 điểm mà hiện đường REER đã vượt qua (mốc nhạy cảm trong quá khứ) không còn quá nhạy cảm, do yếu tố chênh lệch lạm phát xuất phát từ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục.

Ông Lê Anh Tùng cho biết thêm, quan sát biến động của tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do cho thấy, tâm lý kỳ vọng phá giá của thị trường chưa lớn. Cùng với đó, yếu tố nhập siêu tăng mạnh từ Trung Quốc chỉ phần nào xuất phát từ việc đồng CNY mất giá so với VND, nguyên nhân lớn hơn do hiện tượng lách xuất xứ của hàng Trung Quốc qua Việt Nam.

Cũng theo chuyên gia này, rủi ro bị Mỹ cho vào danh sách thao túng tiền tệ sẽ khiến NHNN phải thận trọng hơn trong các hoạt động mua tăng dự trữ ngoại hối. Ngược lại, trong giai đoạn cuối năm, NHNN nhiều khả năng sẽ có xu hướng bán ròng ngoại tệ, từ đó giúp giảm bớt áp lực phá giá VND.

b2

Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý, mức 3% là ngưỡng cứng quan trọng mà NHNN sẽ cố gắng không để tỷ giá giảm quá mốc này, nhằm duy trì niềm tin với thị trường, đảm bảo các cam kết mà Chính phủ đưa ra từ đầu năm, đồng thời cũng không gây các tác động đáng kể đến biến động lạm phát.

Như vậy về tổng thể, “chúng tôi cho rằng, mục tiêu hướng đến của NHNN là duy trì xu hướng giảm giá vừa phải của VND so với USD (mặc dù vẫn lên giá so với rổ tiền tệ) trong mức khoảng 2%. Mức này đủ để phần nào trung hòa các tác động bất lợi trước diễn biến giảm mạnh của đồng CNY, tuy nhiên vẫn tạo một biên độ an toàn nhất định so với mức mục tiêu 3% của Chính phủ đã đề ra từ đầu năm” – ông Tùng nhấn mạnh.

Trong Báo cáo thị trường tiền tệ vừa mới phát hành, bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Retail Research) cũng cho biết thêm, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 1,19 tỷ USD trong nửa đầu tháng 8, lũy kế từ đầu năm đến 15/8 thặng dư 2,93 tỷ USD. “Cùng với diễn biến tích cực của cán cân thương mại, dòng vốn FDI và ngoại tệ thu được từ bán vốn cổ phần khả quan, mùa kiều hối cũng đang đến gần sẽ gia tăng nguồn cung ngoại tệ trong thời gian tới, là cơ sở để tin tưởng rằng tỷ giá USD/VND sẽ không biến động mạnh dù áp lực quốc tế đang gia tăng” - SSI Retail Research nhận định.

Duy Thái

相关内容
推荐内容