【volendam đấu với psv】Kiểm soát chặt lạm phát, bình ổn giá cả

 人参与 | 时间:2025-01-26 01:23:53
Ông Lê Trung Hiếu,ểmsoátchặtlạmphátbìnhổngiácảvolendam đấu với psv Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Trái với diễn biến của năm 2023, năm nay, dù chịu tác động của một số yếu tố bất lợi, nhưng bức tranh kinh tếcàng ngày càng sáng hơn, thưa ông?

Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Ước tính, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, IIP trong 8 tháng năm nay tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng IIP 8 tháng năm nay khá ấn tượng và thể hiện xu hướng phục hồi rõ nét kể từ Covid-19. Ngành sản xuất và phân phối điện - xương sống của nền kinh tế - tăng 11,6%. Đáng lưu ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã lấy lại đà tăng trưởng khi 8 tháng năm nay tăng  9,7%. Bên cạnh đó, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành chế biến, chế tạo tháng 8/2024 đạt 52,4 điểm, là tháng thứ 5 liên tiếp đạt trên 50 điểm, cũng thể hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng khởi sắc hơn.

Về thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) thì sao?

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam thu hút được 2.247 dự ánFDI mới, tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD, tăng  8,5% về số dự án và 27% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, còn có 926 lượt dự án FDI tăng vốn thêm khoảng 5,71 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng năm nay, vốn thực hiện ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Những con số này cho thấy, vốn FDI vào Việt Nam đang tiếp tục xu hướng tích cực, là điểm sáng trong bối cảnh tăng trưởng đầu tư nước ngoài toàn cầu còn ở mức khiêm tốn.

Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng khá. Thị trường nội địa ghi nhận sự khởi sắc khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtăng 8,5% trong 8 tháng năm 2024, thể hiện nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt kết quả ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2024 sơ bộ đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 17,7%.

Lương cơ sở, lương hưu được điều chỉnh tăng rất mạnh từ ngày 1/7/2024. Theo ông, đây có phải là động lực tăng trưởng kinh tế, vì tăng lương đồng nghĩa với tăng tiêu dùng nội địa - một trong 3 động lực của tăng trưởng GDP?

Lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Điều này có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Tăng lương cơ sở góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương, các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở; góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

Việc tăng lương tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc; tăng sức mua tiêu dùng nội địa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Bên cạnh các yếu tố tác động của điều kiện tự nhiên như bão lụt, hạn hán…, việc tăng lương thường kéo theo lạm phát. Nếu không kiểm soát được lạm phát, thì mọi thành quả sẽ giảm ý nghĩa?

Ngoài các yếu tố tác động tích cực, tăng lương cũng có khả năng tác động nhất định làm lạm phát tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, mặt bằng giá cả thị trường vẫn nằm trong tầm kiểm soát, chưa ghi nhận biến động, do Chính phủ đã có chính sách điều hành giá linh hoạt và quyết liệt.

Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 chỉ tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2023 và CPI 8 tháng năm nay chỉ tăng 4,04% so với 8 tháng năm 2023, vẫn được kiểm soát chặt và nằm trong mục tiêu theo Nghị quyết 01/NQ-CP.

Khi đặt mục tiêu lạm phát cho năm 2024, Chính phủ đã xem xét tới các yếu tố có khả năng tác động tới lạm phát, trong đó bao gồm cả lạm phát kỳ vọng khi tăng lương.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc tăng lương thật sự có nhiều ý nghĩa và tác động nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cơn bão Yagi đã gây tác tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân ở các tỉnh phía Bắc trong những ngày vừa qua, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ và có các giải pháp điều hành kịp thời để kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá cả, tránh trường hợp giá cả tăng “té nước theo mưa”.

Quốc hội đồng ý áp dụng Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở ngay từ 1/8/2024 thay vì 1/1/2025. Ông có cho rằng, 3 luật này có hiệu lực sớm hơn 5 tháng thực sự trở thành động lực tăng trưởng?

Thời gian qua, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh dần hồi phục, nhưng kinh tế trong nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới còn nhiều rủi ro, bất ổn và các yếu tố nội tại của nền kinh tế. Trong đó, phải kể tới tác động do khó khăn của thị trường bất động sản. Thị trường này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, có tác động lan tỏa tới nhiều ngành như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; tài chính- ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống; vận tải, kho bãi...

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới khó khăn của thị trường bất động sản là tính pháp lý, trong đó phải kể đến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới thị trường này.

Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã thể chế hóa nhiều chính sách mới, mang tính đổi mới và tiến bộ, với nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung, tạo khung khổ pháp lý rõ ràng, linh hoạt hơn, nhiều quy định trong luật có thể được áp dụng ngay mà không cần văn bản hướng dẫn chi tiết.

Do đó, việc thực thi các luật này tạo ra nhiều cơ hội tốt cho nhà đầu tư khi nguồn cung được khơi thông, giúp khắc phục tồn tại, hạn chế, nhất là trong công tác định giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hạn chế đầu cơ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững, đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Việc áp dụng sớm 3 luật liên quan bất động sẽ tác động thế nào tới nền kinh tế trong 4 tháng cuối năm, thưa ông?

Ba luật kể trên đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư công, dự án bất động sản, nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh bất động sản và các hoạt động liên quan, đặc biệt là hoạt động đầu tư, một trong những động lực truyền thống của tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, để các luật này thực sự đi vào cuộc sống, nhiều nội dung cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết; tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức, triển khai thực hiện từ trung ương tới địa phương...

Một số tác động có thể thấy rõ là, Luật Đất đai sửa đổi sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho thị trường, doanh nghiệp, như quy định giao đất trực tiếp không qua đấu giá, đấu thầuđể làm nhà ở xã hội, nhờ đó giúp thị trường bất động sản phát triển thuận lợi hơn, giảm khiếu kiện liên quan đến đất, các chủ đầu tư rút ngắn thời gian và chi phí. Từ đó, góp phần tăng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp, đảm bảo nhà ở cho người dân, tác động lan tỏa đến nhiều ngành kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế.

Cần phải nói thêm, việc thực thi các chính sách pháp luật luôn có độ trễ, nên dù được triển khai thực hiện sớm hơn, thì trong 4 tháng cuối năm, tác động của việc thực thi các văn bản này chắc chắn sẽ chưa thể hiện rõ nét và tác động nhiều tới các ngành, lĩnh vực, hoạt động kinh tế. Nhưng, đây là tiền đề cho việc kích thích hoạt động đầu tư, khơi thông nguồn lực, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế trong năm tới nếu việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

顶: 6273踩: 341