Mặc dù so với quy mô mua ròng trước đó,ứngkhoántuầnVốnngoạiđảochiềkqbd hom nay viet nam mức bán ròng vài trăm tỷ đồng tuần qua là quá nhỏ, nhưng đây là dấu hiệu thay đổi. Không còn giao dịch đột biến Thống kê tổng hợp các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả thỏa thuận tuần qua cho thấy khối ngoại đang giảm dần quy mô mua vào và tăng bán ra. Cụ thể, tổng hợp số liệu từ hai Sở giao dịch, tuần qua khối ngoại mua tổng cộng 6.922 tỷ đồng giá trị cổ phiếu và bán ra 7.136,5 tỷ đồng. Trong khi đó tuần liền trước, khối này mua tổng hợp 17.718,7 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, bán ra 17.254,3 tỷ đồng. Như vậy so với tuần trước nữa, tuần qua nhà đầu tư nước ngoài giảm quy mô mua vào 61% và giảm bán ra 59%. Thống kê cụ thể hơn, trên sàn HSX, khối ngoại mua vào 6.828,4 tỷ đồng, bán ra 6.993,9 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại mua 93,6 tỷ đồng, bán ra 142,58 tỷ đồng. Như vậy mức giao dịch ròng tuần qua của khối ngoại là bán ròng hơn 214,4 tỷ đồng trên toàn thị trường, bao gồm cả thỏa thuận. Đây là tuần bán ròng đầu tiên sau 3 tuần mua ròng liên tục ở quy mô khổng lồ. Trong 3 tuần đầu tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng tới gần 9.082,9 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự đột biến này đến từ các giao dịch rất lớn của VNM, VRE cùng một số cổ phiếu khác. Khối ngoại mua chủ yếu là qua thỏa thuận. Chỉ có duy nhất 1 phiên khối này mua VNM rất lớn trực tiếp trên sàn khớp lệnh là ngày 10/11 với gần 1.097,6 tỷ đồng. Thống kê như vậy để thấy rằng, tình trạng bán ròng trong tuần qua xuất phát từ việc thị trường trở lại quỹ đạo bình thường. Hoạt động mua vào dồn dập của một vài quỹ đầu tư nước ngoài ở một vài cổ phiếu cụ thể vẫn được đánh đồng với tình hình mua chung của cả khối nhà đầu tư này. Thực tế các thương vụ như mua VNM hay VRE đã phải chuẩn bị từ rất lâu và rất cụ thể. Tuy nhiên do các số liệu giao dịch hàng ngày thường được cộng dồn, nên tạo cảm giác khối ngoại đang chi phối thị trường. Các giao dịch đột biến mang tính cá biệt không thể duy trì mãi. Đến tuần này, khối ngoại đã giảm hẳn cường độ như mới chỉ ra ở trên. Mặt khác, khi không còn những giao dịch lớn, ngay cả VNM cũng xuất hiện tình trạng bán ròng khoảng 75,4 tỷ đồng. Trong khi tổng giao dịch của khối ngoại bán ròng khoảng 214,4 tỷ đồng tuần qua thì riêng khớp lệnh, giá trị bán ròng lên tới 354,6 tỷ đồng. Đây là tuần bán ròng lớn đầu tiên kể từ khi có các thương vụ lớn của VNM trên sàn đấu giá cũng như trên sàn khớp lệnh. Các giao dịch thỏa thuận lớn không phải là cứu cánh của thị trường vì khi khối ngoại dừng thỏa thuận, các giao dịch khớp lệnh sẽ tạo áp lực thực sự lên cổ phiếu. Ví dụ rõ nhất là VNM. VNM được khối ngoại mua ròng cực lớn trên sàn khớp lệnh trước và trong ngày có phiên đấu giá thoái vốn nhà nước. Bởi vì có lực cầu quá mạnh này nên VNM tăng rất nhanh. Liên tục các phiên sau đó khối ngoại vẫn mua vào ròng và mua thỏa thuận cực lớn với VNM, nhưng lại giảm dần mua trên sàn. VNM đã tụt giá dần trong tuần cùng với thanh khoản giảm 38% so với tuần trước và giảm 66% so với tuần đấu giá. 10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/11 | Giá đóng cửa ngày 17/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/11 | Giá đóng cửa ngày 17/11 | Mức tăng (%) | CYC | 1.7 | 2.3 | -26.09 | PNC | 27.3 | 19.55 | 39.64 | TIE | 7.46 | 9.19 | -18.82 | TIX | 41.95 | 32.1 | 30.69 | HOT | 24.75 | 30.25 | -18.18 | HVG | 7.4 | 5.97 | 23.95 | C47 | 14.2 | 17.2 | -17.44 | NBB | 19.9 | 16.2 | 22.84 | EMC | 13.45 | 15.35 | -12.38 | KPF | 6.5 | 5.32 | 22.18 | VAF | 11.5 | 12.8 | -10.16 | NAV | 5.48 | 4.49 | 22.05 | CMT | 11.2 | 12.3 | -8.94 | BHN | 139.9 | 120 | 16.58 | LBM | 32 | 35 | -8.57 | IDI | 12.85 | 11.2 | 14.73 | RIC | 7.33 | 8 | -8.38 | SAB | 318.8 | 280 | 13.86 | VNL | 18.7 | 20.4 | -8.33 | CTG | 23.4 | 20.6 | 13.59 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/11 | Giá đóng cửa ngày 17/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/11 | Giá đóng cửa ngày 17/11 | Mức tăng (%) | NDF | 6.5 | 9 | -27.78 | VFR | 9.5 | 6.8 | 39.71 | SDU | 15 | 19.5 | -23.08 | CVN | 7 | 5.2 | 34.62 | BTS | 5 | 6.5 | -23.08 | VIX | 9.8 | 7.7 | 27.27 | SDA | 3.6 | 4.5 | -20 | VHL | 60 | 47.9 | 25.26 | SDE | 2.7 | 3.3 | -18.18 | KST | 18.5 | 15.4 | 20.13 | VMS | 7.8 | 9.2 | -15.22 | MCO | 1.9 | 1.6 | 18.75 | G20 | 1.4 | 1.6 | -12.5 | LDP | 38 | 32.4 | 17.28 | MSC | 15.5 | 17.7 | -12.43 | PVC | 11.4 | 9.8 | 16.33 | DNM | 22.1 | 24.9 | -11.24 | VIG | 2.2 | 1.9 | 15.79 | SPP | 16.5 | 18.4 | -10.33 | VKC | 6.7 | 5.8 | 15.52 |
Vị thế dẫn dắt đang thay đổi Khối ngoại tăng cường bán ra nhiều hơn vào đúng tuần mà VN-Index đạt mức tăng trưởng tới 5%, là tuần tăng mạnh kỷ lục kể từ đầu năm 2016. Điều này không hàm ý rằng khối ngoại đang cho rằng cổ phiếu lên giá quá cao, nhưng cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua. Bởi vì trong cơ cấu dòng vốn ngoại cũng có vốn ngắn hạn, vốn dài hạn. Như vốn dài hạn mua VNM tận 186.000 đồng thì không có nghĩa là đắt vì họ có tầm nhìn cả thập kỷ hoặc nhiều năm. Tuy nhiên với các giao dịch ngắn hạn, tính chất lướt sóng thì không có thời gian dài như vậy. Cũng do mấy tuần qua giao dịch của khối ngoại bị trộn lẫn cả các thỏa thuận hay thương vụ đặc thù ở mức độ rất lớn, nên không thể biết chính xác được dòng vốn ngắn hạn chảy vào hay chảy ra nhiều hơn. Điều duy nhất có thể thấy là bên cạnh quy mô giải ngân hàng chục ngàn tỷ đồng của khối ngoại thì cũng có hàng ngàn tỷ đồng được bán ra cũng của khối này. Như vậy phải có nhà đầu tư nước ngoài bán ra, chỉ là mức độ bán không lớn bằng mức độ mua. Tuần này các thương vụ lớn đã giảm đáng kể và bắt đầu nhìn thấy nhiều hơn dòng vốn ngoại chạy ra. Nếu tình trạng này tiếp diễn thêm thì đó sẽ là dấu hiệu rất quan trọng. Thống kê trong 4 năm trở lại đây thì tháng 11, 12 là tháng khối ngoại bán ròng trên sàn khớp lệnh. Quy luật này chắc chắn không lặp lại ở tháng 11/2017, nhưng là do có giao dịch lớn đột biến xen ngang. Do sự chuyển dịch của dòng vốn ngoại nên vị thế dẫn dắt thị trường cũng đang thay đổi. VNM và VIC hai tuần trước đây là trụ cột của VN-Index, sang tuần này đã không còn. Thay vào đó là mức tăng mạnh mẽ của SAB (+13,86), CTG (+13,59%), MSN (+10,86%), VCB (+6,76%). Mặc dù vậy về tổng thể khối ngoại không còn nhiều vai trò trên thị trường nữa. Các cổ phiếu dẫn dắt mới nói trên không được mua ròng nhiều. Khối này chủ đạo giao dịch mua ròng mạnh ở những cổ phiếu ít quan trọng như VJC, CTD, SSI, VNG… Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) | 13.11.2017 | 5,369.6 | 667.0 | 604.0 | 14.11.2017 | 5,638.7 | 962.0 | 740.9 | 15.11.2017 | 4,471.0 | 632.8 | 468.7 | 16.11.2017 | 4,667.9 | 495.7 | 506.5 | 17.11.2017 | 4,941.8 | 567.9 | 802.4 | 20.11.2017 | 4,273.4 | 377.2 | 508.1 | 21.11.2017 | 6,102.2 | 742.4 | 774.6 | 22.11.2017 | 5,423.0 | 835.6 | 865.8 | 23.11.2017 | 5,712.3 | 428.3 | 480.8 | 24.11.2017 | 5,233.5 | 446.5 | 555.2 |
Trọng Nghĩa |