Thỏa thuận đặt ra một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% nhằm ngăn cản các công ty đa quốc gia tìm cách chuyển lợi nhuận đến nơi đánh thuế thấp. Ảnh: TL Tại hội nghị trực tuyến vừa kết thúc ngày 10/7,ấutrúcthuếquốctếổnđịnhvàcôngbằnghơlịch thi đấu bóng đá tây ban nha đêm nay các Bộ trưởng Tài chính và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương nhóm G20 đã ủng hộ một động thái mang tính bước ngoặt nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia trốn thuế. Vấn đề trên dự kiến sẽ là sáng kiến chính sách mới lớn nhất được nhất trí tại hội nghị, khép lại 8 năm tranh cãi về vấn đề thuế. Sáng kiến này sẽ được trình các nhà lãnh đạo G20 phê chuẩn cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Rome (Italy) tháng 10 tới. Theo Reuters, thỏa thuận vừa đạt được sẽ thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% nhằm ngăn chặn các công ty đa quốc gia tìm kiếm những nơi áp dụng mức thuế thấp nhất. Thỏa thuận này cũng sẽ thay đổi cách thức đánh thuế đối với các "ông lớn" công nghệ như Amazon và Alphabet, bằng việc căn cứ một phần vào nơi các công ty này bán sản phẩm và dịch vụ, thay vì tính thuế theo nơi họ đặt trụ sở chính. Trước đó, hãng tin Reuters cho hay Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz xác nhận rằng tất cả các nền kinh tế G20 đều tham gia thỏa thuận trên. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết một số quốc gia nhỏ hơn vẫn phản đối thỏa thuận, bao gồm các quốc gia áp mức thuế thấp như Ireland và Hungary, nhưng các quốc này sẽ được khuyến khích tham gia vào tháng 10 tới. Một thỏa thuận về cải cách thuế toàn cầu sẽ được hoàn tất rất sớm, Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz nói với đài CNBC, đồng thời hy vọng những cải cách này có thể có hiệu lực vào năm 2023. "Bây giờ chúng tôi đang thực sự trên đường đạt được một thỏa thuận. Chúng tôi sẽ đạt được một thỏa thuận tại G20 khi 20 quốc gia thành viên đồng ý về một ý tưởng áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu mang tầm quốc tế", Bộ trưởng Tài chính Đức nhấn mạnh. "Đây là một quá trình sẽ sớm kết thúc". Thỏa thuận mà các quan chức tài chính G20 đạt được sau khi 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đồng ý vào tuần trước về việc thực hiện mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu mà G7 đã đề xuất vào tháng 6. Theo đó, các công ty đa quốc gia có thể bị buộc phải trả mức thuế tối thiểu là 15% ở bất cứ nơi nào họ hoạt động, thay vì chỉ thực hiện phần lớn nghĩa vụ thuế tại quốc gia mà họ đặt trụ sở chính - điều mà trước đó đã giúp họ chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất rất thấp hoặc có các mức ưu đãi kế toán khác./. Hoàng Nam |