当前位置:首页 > World Cup > 【bong da so du lieu】Sẵn sàng để Việt Nam trở thành “công xưởng mới” của thế giới

【bong da so du lieu】Sẵn sàng để Việt Nam trở thành “công xưởng mới” của thế giới

2025-01-09 12:39:32 [Cúp C1] 来源:Empire777

san sang de viet nam tro thanh cong xuong moi cua the gioi

Nhiều DN Việt Nam đã sẵn sàng để tham gia vào việc đưa Việt Nam trở thành “công xưởng mới” của thế giới. Ảnh: H.Dịu

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù cơ hội để Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến,ẵnsàngđểViệtNamtrởthànhcôngxưởngmớicủathếgiớbong da so du lieu chế tạo mới của thế giới sau năm 2015 là rất lớn nhưng nhiều chuyên gia nhận định, thách thức đặt ra cũng không hề nhỏ như: chất lượng, trình độ chuyên môn của lao động, tốc độ đổi mới, chuyển giao công nghệ của DN Việt Nam còn thấp, không đồng đều và không theo định hướng rõ rệt hay một số cơ chế, chính sách của nước ta vẫn chưa theo kịp và hỗ trợ DN phát triển một cách đầy đủ, hợp lý nhất.

Nói về thực tế của một ngành nghề tiêu biểu, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với lợi thế về quy mô, trình độ nguồn nhân lực liên tục được cải thiện, chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông cùng việc ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), ngành dệt may nước ta đứng trước nhiều cơ hội trở thành “miền đất hứa” trong xu thế dịch chuyển của dệt may thế giới.

Tuy nhiên, ông Trường cũng thẳng thắn thừa nhận, dệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế như chưa tự chủ được việc sản xuất nguyên phụ liệu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao… nên rất cần một chiến lược bài bản, cụ thể để đưa ngành công nghiệp này cũng như nhiều lĩnh vực khác phát huy đúng thế mạnh và tiềm năng của mình.

Cần cải thiện

Là một trong những lĩnh vực kinh tế tiềm năng, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, thời gian qua, các DN trong Hiệp hội đã chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, giảm dần việc NK. Nhiều DN cũng tiến hành áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí và tăng cường liên kết, hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và đa dạng hóa thị trường dệt may.

Đặc biệt, để giảm sự lệ thuộc vào chi phí nhân công giá rẻ, nhiều DN dệt may đã có những đầu tư về thiết kế, xây dựng thương hiệu để chuyển dần từ gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu, sản xuất, bán thành phẩm (FOB) sang thiết kế, cung cấp sản phẩm (ODM) và tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM).

Tuy nhiên, để giúp ngành này có những phát triển hơn nữa, TS. Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị, Nhà nước cần có giải pháp về quy hoạch phát triển ngành dệt may, có chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút chuyển giao công nghệ tiên tiến. Nhà nước cũng cần có những cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính và nghiên cứu chính sách tăng lương tối thiểu vùng hợp lý hơn.

Trên thực tế, Việt Nam không thể trở thành trung tâm cho tất cả các ngành, các lĩnh vực mà chỉ là trung tâm cho một số lĩnh vực tiềm năng, có nhiều lợi thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong nhiều năm qua, dệt may nổi lên như một ngành mũi nhọn với hàng loạt các dự án đầu tư hàng tỷ USD. Tuy nhiên, PGS.TS Hoàng Sỹ Động, Trưởng Ban phát triển các ngành sản xuất, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, các sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong những năm tới nên là nông sản nhiệt đới như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, lâm sản (đồ gỗ gia dụng, dược liệu)… và luyện thép cao cấp, máy móc công nông nghiệp, công nghiệp điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng…

Để phát triển được những lĩnh vực như trên, TS. Nguyễn Quốc Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Hanel cho rằng, chúng ta cần thay đổi tư duy về sản xuất hàng hóa, cần khuyến khích và trợ giúp đào tạo những chuyên gia về thiết kế, chế tạo hàng hóa chất lượng cao. Bên cạnh đó, các DN cần phải thay đổi phương pháp sản xuất, dùng sản xuất tự động để nâng cao hiệu năng sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, để thực hiện được những mục tiêu đưa Việt Nam thành “công xưởng mới” của thế giới, vai trò của Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại rất quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách về tỷ giá, lãi suất. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính- ngân hàng, mặc dù các ngân hàng đã có nhiều chương trình hỗ trợ, nhưng để phát triển trở thành một bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu, các DN Việt Nam cần nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư thay đổi phương thức sản xuất, cơ sở hạ tầng, công nghệ… trong khi các ngân hàng của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu cho vay ngắn hạn.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读