TheànướcgiảmsởhữutạilọcdầuDungQuấkết quả bdno Quyết định điều chỉnh, bổ sung đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 - 2015 vừa được Thủ tướng ký ban hành, từ nay đến năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) sẽ thoái thêm vốn tại Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Hai phương án được đưa ra là chuyển đổi công ty từ TNHH một thành viên sang hai thành viên, PetroVietnam nắm 51% vốn điều lệ; hoặc cổ phần hóa công ty, đơn vị này nắm tối thiểu 65% vốn. Theo đề án tái cơ cấu được phê duyệt trước đó, PetroVietnam sẽ thực hiện cổ phần hóa Lọc hóa dầu Bình Sơn, song tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài chỉ là 25%.
Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập tháng 5/2008, vốn điều lệ đăng ký đến ngày 4/12/2012 là 35.000 tỷ đồng và do PetroVietnam nắm 100% vốn. Doanh nghiệp có trọng trách quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô một năm, tương đương 148.000 thùng dầu mỗi ngày.
Việc Nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu tại Dung Quất diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp đang kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Chia sẻ với báo chí, lãnh đạo Công ty Bình Sơn cho biết từ năm 2008 đã đề xuất phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, tỷ lệ chào bán tối đa 49% nhằm huy động vốn tăng công suất lọc dầu Dung Quất.
Từ đó đến nay, nhiều đối tác ngoại đã đến Quảng Ngãi để tìm hiểu dự án và đặt vấn đề mua cổ phần như GazpromNeft (Nga), các công ty chuyên sâu trong lĩnh vực lọc hóa dầu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Venezuela...
Ngoài việc thoái vốn tại Dung Quất, PVN cũng tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty Điện lực đầu khí Việt Nam, giảm tỷ lệ sở hữu tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) xuống 36%; tiếp tục nắm giữ 25,34% vốn điều lệ của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí, điều chỉnh tỷ lệ góp vốn tại công ty Hóa dầu Long Sơn lên 29%...