当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả stuttgart hôm nay】Gian nan lấy mẫu ở đầm, phá 正文

【kết quả stuttgart hôm nay】Gian nan lấy mẫu ở đầm, phá

2025-01-27 01:40:21 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:376次

“Màu “đậm” chưa?ấymẫuởđầmphákết quả stuttgart hôm nay Cái mẫu ni ổn rồi này”

Sáng lênh đênh sóng nước

Tôi may mắn được cô Hoàng Thị Mỹ Hằng, giảng viên Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Huế ngỏ lời nhờ phụ giúp đi lấy mẫu tại các vùng đầm, phá, phục vụ cho đề tài nghiên cứu cấp Đại học Huế của cô. Với đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm nước và trầm tích từ các hồ nuôi tôm trên cát tại hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, cô Hằng sẽ lấy các mẫu nước và bùn (trầm tích) tại những địa điểm đã được tính toán và ghi chú sẵn trên bản đồ.

Ngoài những bạn sinh viên, cô Hằng cũng có sự hỗ trợ của những “cộng sự” rất đắc lực. Đó là các quý thầy giáo trong Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Huế, mà nổi bật nhất là TS. Đường Văn Hiếu, Trưởng khoa, với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường và sinh học. Thầy được ví như quyển “bách khoa toàn thư” của Khoa Môi trường với sự am hiểu sâu rộng về tất cả những lĩnh vực khoa học.

Quăng lưới lọc lấy mẫu thực vật phù du

Ngày đầu tiên, đoàn chúng tôi xuất phát lúc tờ mờ sáng. Đến bảy giờ, xe đưa chúng tôi đến bến đò tại đầm Thủy Tú. Đầm Thủy Tú là một trong ba đầm phá hợp thành hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nổi tiếng của Thừa Thiên Huế. Là sự kết hợp của đầm An Truyền, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung và Thủy Tú (nhỏ), đầm Thủy Tú nổi bật với diện tích mặt nước lên đến 60km2 cùng nhiều sản vật như trìa, ốc, các loại cá… Trước đây, người dân ở khu vực này sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, đánh bắt các loại thủy sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầm Thủy Tú được xem như một trong những nơi phát triển nuôi tôm trên cát mạnh nhất trên địa bàn tỉnh.

Từ bến đò, chúng tôi xuôi về phía phá Tam Giang. Hôm ấy là một ngày mát trời, sương sớm lành lạnh, gió trên đầm khiến chúng tôi tỉnh cả ngủ. Thầy Hiếu, cô Hằng cùng các “cộng sự” bắt đầu “họp bàn chiến thuật” để xác định các vị trí lấy mẫu cũng như số lượng mẫu phải lấy. Sau đó, mỗi người một nhiệm vụ để công việc tiến hành nhanh nhất có thể. Người thì đo các chỉ số chất lượng nước như chỉ số oxy hòa tan (DO), nhiệt độ, độ sâu. Người thì ký hiệu các bình đựng mẫu, kiểm tra các mẫu đã lấy. Người thực hiện lấy mẫu nước, mẫu trầm tích...

Vừa quăng lưới để lấy mẫu thực vật phù du trong nước, thầy Hiếu vừa kể: “Những năm đầu thập niên 2000, đi lấy mẫu cực lắm. Ngày xưa, các thầy chỉ có ít dụng cụ, cũng ít kinh phí thực hiện, chỉ có sức trẻ và niềm nhiệt huyết, đam mê cống hiến cho khoa học. Hồi ấy đi lấy mẫu nước và trầm tích như thế này, các thầy phải lặn sâu xuống đáy của đầm để lấy được mẫu bùn”.

Cố định mẫu sau khi lấy

Ngồi bên cạnh tôi, TS. Lê Công Tuấn gật gù: “Bây giờ, mọi thứ hiện đại hơn, công việc lấy mẫu không còn quá khó khăn nhưng cũng đòi hỏi sự chính xác, kiên nhẫn. Các bạn sinh viên còn trẻ, phải biết chịu khó, siêng năng vì đó là những đức tính quan trọng trong quá trình nghiên cứu”. Hôm đầu tiên, chúng tôi lấy mẫu ở 18 vị trí với tổng cộng 180 mẫu tất cả. Vào giờ chiều, ai nấy đều đã thấm mệt nhưng đều rất vui vì đã hoàn thành được mục tiêu đề ra. Anh Bảy lái thuyền đưa chúng tôi trở lại bến đò Thủy Tú cùng với lời hẹn gặp lại sau hai ngày nữa.

Ngày thứ hai, chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại đầm Cầu Hai. So với đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai rộng lớn hơn rất nhiều và số lượng các hồ nuôi tôm cũng nhiều hơn hẳn. Bảy giờ sáng, thuyền đã chờ sẵn chúng tôi tại bến. Anh Bảy đón chúng tôi với nụ cười tươi rói, sau đó nhanh chóng giúp đỡ đoàn đưa dụng cụ lên thuyền, chuẩn bị cho một ngày vất vả. Nắng lên cao dần trên đầm Cầu Hai báo hiệu cho một ngày nắng gắt. Chúng tôi, ai nấy đều động viên nhau cố gắng hoàn tất việc lấy mẫu sớm, tiết kiệm sức lực để buổi tối còn làm việc tại phòng thí nghiệm. Hôm nay không có thầy Hiếu, thầy Tuấn đi cùng, thế nên nhiệm vụ của cô Hằng và chúng tôi có phần nặng nề hơn.

Với mục tiêu lấy mẫu tại 15 điểm với 150 mẫu các loại, chúng tôi xuôi về hướng vịnh Chân Mây. Những thao tác lấy mẫu vẫn được thực hiện rất cẩn thận, tuy nhiên, cả đoàn nhanh chóng mất sức do nắng nóng. Thấy vậy, anh Bảy khuyên chúng tôi nên tránh nắng trong âu thuyền sau mỗi điểm lấy mẫu, vì khoảng cách giữa các điểm có lúc lên đến hơn 1km nên hôm nay thời gian thuyền đi sẽ lâu hơn. Các cô trò vào âu thuyền trò chuyện, chốc chốc lại reo lên “điểm” mỗi khi đến điểm lấy mẫu, rồi vào vị trí “chiến đấu”. Đến đầu giờ chiều, khi đã đủ 150 mẫu, chúng tôi khép lại chuyến đi, không quên cảm ơn anh Bảy đã giúp đỡ nhiệt tình.

Tối “vùi đầu” vào phòng thí nghiệm

Ban ngày lênh đênh sóng nước, đến đêm, thầy và trò lại tiếp tục làm việc tại phòng thí nghiệm của Khoa Môi trường. Những mẫu nước, mẫu trầm tích lấy về ban ngày được xử lý ngay trong đêm, nhằm bảo quản tính chất của mẫu để phục vụ cho công tác phân tích về sau. Sau khi mẫu được xử lý sẽ đưa vào tủ mát để bảo quản. Công đoạn xử lý chiếm khá nhiều thời gian nên đôi lúc, thầy và trò ở lại phòng thí nghiệm đến tận khuya, có khi còn ngủ luôn tại trường.

“Vì số lượng mẫu lấy là rất lớn, lại không thể chậm trễ trong việc xử lý và bảo quản, nên có nhiều hôm mình xem phòng thí nghiệm là nhà, ngủ lại luôn tại trường để làm cho xong công việc, cũng như chuẩn bị dụng cụ để sáng sớm hôm sau lại lên đường”, anh Tề Minh Sơn, quản lý phòng thí nghiệm Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học chia sẻ. Làm việc ở phòng thí nghiệm của khoa được gần 6 năm, anh đã từng cùng các thầy cô “chinh chiến” qua biết bao nhiêu đề tài nghiên cứu. Cũng nhờ đó, anh hiểu rõ sự vất vả của công việc này nhưng đồng thời cũng xem đó là niềm vui. “Nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải thật chính xác và cẩn thận trong công đoạn xử lý mẫu. Nhiều lúc mình cũng căng thẳng và stress lắm. Tuy vậy, mình cũng được làm công việc yêu thích, được góp phần vào những nghiên cứu khoa học, đóng góp cho xã hội”, anh Sơn vui vẻ.

Và những “chiến lợi phẩm”

Ngoài những lúc nghiêm túc và khắt khe với nhiệm vụ chuyên môn, các thầy, cô cũng là những người rất hòa đồng và vui vẻ. Sáng sớm lên xe, tôi có thể dễ dàng bắt gặp cảnh anh Sơn cùng TS. Lê Công Tuấn đang “tỉ thí” cờ tướng. Cô Hằng lại thường chu đáo, chuẩn bị sẵn những chiếc bánh ngọt, những quả ổi, quả quýt để mọi người dằn bụng trước lúc làm việc. Những lúc đênh trên đầm phá cũng chứng kiến cảnh thầy và trò chia nhau chiếc bánh chưng, cái xúc xích. Các thầy, cô cũng thường xuyên hỏi han, chỉ bảo cho các cô, cậu học trò trong suốt chuyến đi. Ngoài ra, không thể không kể đến những tiết mục “văn nghệ” trong lúc cao hứng của các bạn sinh viên. Nhờ vậy, chiếc thuyền đi lấy mẫu không lúc nào ngớt tiếng cười.

Không chỉ tình cảm thầy trò ngày càng gắn kết, chuyến đi trên đầm phá còn có những “chiến lợi phẩm” là những “đặc sản” nơi đây. Đó là một xô đầy ắp trìa vàng mà PGS.TS. Hoàng Công Tín lội ra đầm để mò cùng bà con địa phương. “Tối nay thầy sẽ nấu cháo trìa đãi mọi người”, thầy Tín tươi cười. Đó còn là những bó rau câu, thứ rau dai dai, sần sần mà người Huế vẫn thường chấm cùng nước ruốc được Hữu Bình bạn tôi lặn xuống đầm Cầu Hai lấy cho cả đoàn.

Hành trình nghiên cứu khoa học bắt đầu từ những ngày tiến hành lấy mẫu với nhiều vất vả và gian nan. Tuy vậy, đó cũng là những chuyến đi bổ ích, giúp các bạn sinh viên học hỏi được nhiều điều từ những vị giảng viên đáng kính, đồng thời, khơi dậy cho các bạn niềm vui, niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜