【kèo bóng truc tuyến】Phát triển điện hạt nhân: Bảo đảm an toàn

时间:2025-01-09 23:53:36来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Phát triển điện hạt nhân: Bảo đảm an toàn
Muốn phát triển ĐHN,áttriểnđiệnhạtnhânBảođảmantoàkèo bóng truc tuyến cần phải tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận của xã hội

Theo TS. Trần Quang Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học công nghệ (Bộ KH&CN), quá trình phát triển ĐHN tại Việt Nam vẫn còn non trẻ nên chưa nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Vì thế, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước như Nga, Thụy Sỹ, Cộng hòa Séc…

Đơn cử, tại Cộng hòa Séc có tới 67% người ủng hộ việc tiếp tục phát triển ĐHN và cho rằng ĐHN có thể thay thế các nguồn năng lượng khác. Chỉ có khoảng 33% phản đối nhưng 20% trong số này thừa nhận không thể thay thế ĐHN bằng nguồn năng lượng khác, 10% cho biết ĐHN sẽ là nguồn quan trọng trong tương lai.

Tương tự, tại Thuỵ Sỹ, 61% cho rằng, ĐHN là cần thiết để cung cấp điện năng cho đất nước, 74% cho rằng các nhà máy ĐHN tại Thụy Sỹ an toàn, 63% đánh giá cao các lợi thế kinh tế của ĐHN.

Những khảo sát này cho thấy, muốn phát triển ĐHN cần phải tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận của xã hội.

Liên quan vấn đề này, PGS.TS Pavel A. Belousov - Phó Trưởng Khoa nghiên cứu vật lý và kỹ thuật điện (Viện Kỹ thuật ĐHN Obninsk, trực thuộc Đại học Nghiên cứu hạt nhân quốc gia MEPhI) - cho biết, lò phản ứng VVER đầu tiên, công suất 210 MW đã khởi động năm 1964 tại nhà máy ĐHN Novovoronezh là một trong những phương án thành công nhất tạo ra một lò phản ứng ĐHN an toàn, hiệu quả. Với thành công này, tới nay đã có 57 lò phản ứng VVER đang vận hành tại 19 nhà máy ĐHN trên 11 quốc gia. Lò phản ứng này có thời gian hoạt động 60 năm với công suất 1.200 MW. Việt Nam cũng chọn công nghệ lò phản ứng VVER cho nhà máy ĐHN đầu tiên của mình.

PGS.TS Pavel A. Belousov đặc biệt nhấn mạnh, đến nay, 2 lò phản ứng VVER-440 tại Armenia vẫn hoạt động bình thường. Các lò phản ứng này có thể chịu được động đất, sóng thần, tố lốc và tai nạn máy bay nghiêm trọng. Hiện nay, các dự án xây dựng tổ máy điện hạt nhân VVER công suất 1.000 – 1.200 MWđang được triển khai tại Nga, Belarus, Armenia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Jordan, Ai Cập và Hungary.

Khẳng định quy trình phát triển ĐHN tại Việt Nam theo đúng chuẩn quốc tế, đại diện Ban quản lý Dự án ĐHN Ninh Thuận (EVN) cho biết, nhờ sự hợp tác, giúp đỡ của các nước trên thế giới trong triển khai dự án ĐHNNinh Thuận, trong đó điển hình là Nga và Nhật Bản. Sau nhiều năm chuẩn bị, dự án ĐHN Ninh Thuận 1 đã khởi công xây dựng hệ thống điện phục vụ xây dựng nhà máy.

Trong quá trình xây dựng, nhà máy đã tuân thủ quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy ĐHN. Về tiến độ xây dựng, ngoài các hướng dẫn của IAEA, công tác chuẩn bị còn căn cứ vào các luật của Việt Nam, bao gồm Luật Xây dựng, Luật Năng lượng nguyên tử. Với quy mô, tầm quan trọng của dự án, với cơ cấu thành phần của hồ sơ và các quy định liên quan của Nghị định 70, dự kiến cuối năm 2019 sẽ có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, sau đó là thủ tục đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Dự kiến tiến độ đưa vào vận hành nhà máy khoảng năm 2027 hoặc 2028.

TS. Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử:

Bất kỳ đất nước nào làm ĐHN đều phải lấy nguyên tắc an toàn là số 1, lấy hiệu quả là hướng phấn đấu. Quá trình phát triển ĐHN tại Việt Nam tuân thủ theo những công nghệ hiện đại, quy chuẩn an toàn được bảo đảm ở phạm vi thế giới.

相关内容
推荐内容