>>Hải quan kiến nghị sửa quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu >>Bộ KHCN bảo lưu ý kiến về quy định ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu Nhập nhèm thương hiệu,ơhởtừquyđịnhghinhãnhànghóakhinhậpkhẩsoi kèo mexico hôm nay xuất xứ Theo phản ánh của Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4)- Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, hàng giả, hàng nhái ngày càng được làm giả tinh vi hơn, cao cấp hơn từ chất lượng đến hình thức, khiến việc nhận biết bằng mắt thường rất khó khăn. Các đối tượng phi pháp thường đặt hàng không nhãn mác, sản xuất tại Trung Quốc sau đó đưa vào nội địa, gắn nhãn mác thương hiệu nổi tiếng để tiêu thụ. Tinh vi hơn là nhập khẩu linh kiện bán thành phẩm vào Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công rồi gắn bao bì, nhãn mác mới, đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Lợi dụng việc hàng hóa được phân vào luồng Xanh- không phải kiểm tra thực tế- để gian lận; không khai báo trên tờ khai hải quan nhãn hiệu của hàng hoá NK, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại; trộn lẫn hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm với nhau, khai báo trị giá thấp để trốn thuế.
Một số vụ việc điển hình đã bị Đội 4 phát hiện, xử lý về vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT). Cụ thể: Công ty cổ phần 360 ở Hải Phòng đặt sản xuất từ Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam sản phẩm đèn sưởi nhà tắm, giả mạo nhãn hiệu Braun, giả xuất xứ và mã vạch của Đức. Qua điều tra của cơ quan hải quan cho thấy, đối tượng phạm pháp còn làm giả cả địa chỉ giao dịch, Website bán hàng, địa chỉ bảo hành sản phẩm, gây nhầm lẫn, thua thiệt cho người tiêu dùng. Trị giá lô hàng hơn 1 tỷ đồng. Cơ quan hải quan đã ra quyết định tịch thu hàng hóa, phạt hành chính, nộp NSNN hơn 400 triệu đồng. Công ty cổ phần truyền thông TV Shopping nhập khẩu hồng sâm tẩm mật ong xuất xứ Hàn Quốc trên tờ nhập khẩu ngày 12/5/2014, không ghi nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn mác, không có nội dung thể hiện là thực phẩm chức năng… Lô hàng bị xử phạt hành chính 45 triệu đồng… Sở hở quy định ghi nhãn hàng hóa Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá có quy định, hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt và nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều trường hợp khi được hải quan thông quan hàng hóa, DN đã cố ý thực hiện việc dán nhãn phụ cho sản phẩm để đánh lận xuất xứ hàng hóa của các nước phát triển. Căn cứ vào những vụ việc buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, cơ quan hải quan đã chỉ ra những dấu hiệu bất thường trong việc nhập khẩu hàng hóa của các đối tượng vi phạm. Điển hình như việc các doanh nghiệp (DN), nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, từ bao bì đến sách hướng dẫn đều bằng tiếng của các nước phát triển, có nhiều thương hiệu nổi tiếng (Anh, Pháp, Đức…), dán tem hàng (ở vị trí dễ bóc) có xuất xứ Trung Quốc. Khi vào nội địa, các tem nhãn xuất xứ Trung Quốc được bóc ra, nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Theo quan điểm của lực lượng chống buôn lậu hải quan, quy định cho phép dán nhãn phụ hiện nay không còn phù hợp với thực tế, tạo ra khó khăn cho cơ quan quản lý hải quan và quản lý thị trường nội địa. Hàng hóa chính hãng ở các nước phát triển xuất xứ EU, Mỹ… được ghi nhãn mác cùng các thông số hướng dẫn rất rõ ràng, chi tiết từ ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng đến phẩm cấp hàng hóa.... Nhưng trên thực tế, các DN hàng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam, theo nhiều hình thức ủy quyền, kinh doanh dịch vụ đưa ngay vào phân phối, hoặc bán trao tay, không thực hiện dán nhãn phụ như quy định, nhằm mục đích “đội lốt” hàng “xịn”. Đó là chưa kể đến việc nhiều lô hàng không có nhãn chính, hoặc nhãn chính rất sơ sài về thông tin, hơn nữa việc in ấn nhãn phụ sẽ gia tăng chi phí là điều mà DN nào cũng muốn né tránh. Theo ông Nguyễn Văn Thủy - Đội trưởng Đội 4, Nghị định 89 yêu cầu nhãn gốc phải ghi đầy đủ thông số kỹ thuật, xuất xứ, phẩm cấp hàng hóa… Nếu nhãn gốc không ghi đầy đủ thông số thì có thể ghi bổ sung vào nhãn phụ. Trong khi đó, quy định của quốc tế, các thông số hàng hóa phải được phản ánh đầy đủ trên nhãn gốc. Như vậy, nhãn phụ chỉ là bản dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt của nhãn gốc. "Để bịt sơ hở này cần có quy định, yêu cầu DN nhập khẩu phải thực hiện tuân thủ việc nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc ghi đầy đủ thông số; dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan…"- ông Thủy đề xuất./. Hải Anh |