【kết quả bóng đá algeria】Kết nối hàng hải và đường thủy nội địa, giảm tải cho đường bộ
Vận tải thủy khởi sắc trước những làn sóng Covid-19
Theếtnốihànghảivàđườngthủynộiđịagiảmtảichođườngbộkết quả bóng đá algeriao Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN), năm 2021, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển vẫn tăng trưởng, ước đạt 156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 ước đạt 703,04 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020, trong đó khối lượng hàng container ước đạt 23,9 triệu TEUs, tăng 6% so với năm 2020.
Về vận tải biển quốc tế, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Dù đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp nhưng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam vận tải tăng 54% (khoảng 4,67 triệu tấn) so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng hiếm có, chủ yếu vận tải các tuyến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu. Nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận tăng do nguồn hàng vận tải và giá cước tăng trong đầu năm 2021.
Tổng khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển năm 2021 ước đạt 23,9 triệu TEUs, tăng 6% so với năm 2020. Ảnh: Nguyễn Vũ |
Còn về lĩnh vực đường thủ nội địa, theo Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam, năm 2021 vận tải container bằng ĐTNĐ ngày càng tăng. Cụ thể, cảng biển Hải Phòng, lượng hàng container được vận chuyển bằng đường thủy nội địa năm 2020 là 73.518 Teus, chiếm 1,4%. Năm 2021 ước đạt 83.223 Teus, chiếm 1,8%. Cảng biển TP. Hồ Chí Minh, năm 2020 đạt gần 849.000 Teus, chiếm khoảng 11%, năm 2021 ước đạt 670.301Teus, chiếm khoảng 10%. Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng container được vận chuyển bằng ĐTND năm 2020 đạt hơn 3 triệu Teus, chiếm khoảng 72% tổng lượng container thông qua cảng, năm 2021 ước đạt là hơn 3 triệu Teus, chiếm khoảng 77%.
Phương tiện vận tải VR-SB (kết hợp đường sông – biển) ngày càng tăng và phát huy hiệu quả, trong những năm gần đây, việc vận tải hàng hóa bằng phương tiện VR-SB trên tuyến vận tải ven biển đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực trong việc tăng thị phần vận tải đường thủy, ven biển và góp phần giảm tải áp lực cho giao thông đường bộ. Năm 2021, vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa ước đạt hơn 50 nghìn lượt phương tiện thông qua cảng, bến, với khối lượng hàng hóa đạt khoảng 78,5 triệu tấn, tăng gấp hơn 9 lần so với năm 2015 (năm đầu mở tuyến).
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển bằng phương tiện VR-SB đạt 58 triệu tấn, tăng 57% so với năm 2020, chiếm 29% tổng khối lượng hàng hóa thông qua bằng phương tiện thủy nội địa.
Phát triển đường thủy để phát triển hàng hải
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Xuân Sang, trong 20 năm qua, việc xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch cảng biển toàn diện và sự linh hoạt, Việt Nam đã có hệ thống cảng biển đồng bộ trải dài cả nước; nhờ đó hình thành được mạng lưới vận tải ven biển nội địa; góp phần kéo giảm số lượng hàng hóa bằng đường bộ, giảm áp lực cho đường bộ; phát huy lợi thế phương thức vận tải khối lượng lớn, giá thành rẻ, thân thiện môi trường.
Sự hiệu quả trong khai thác cảng biển đã giúp Việt Nam thu hút được khoản tiền đầu tư rất lớn từ nguồn xã hội hóa. Trong tổng số 250.000 tỷ đồng đầu tư vào kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm qua, nguồn vốn xã hội hóa huy động được chiếm tới 84%, đây là một kết quả đáng mừng trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp. Giai đoạn tới đây, ngân sách nhà nước tiếp tục được xác định sử dụng đảm bảo một phần đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, tập trung vào khu vực Cái Mép - Thị Vải, khu vực Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn và cảng Trần Đề. Hạ tầng bến cảng sẽ tiếp tục thu hút vốn ngoài ngân sách và nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất.
Trong 3 chân kiềng chính gồm đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển - vận tải biển - dịch vụ hàng hải, cảng biển được xác định là một mũi quan trọng đóng vai trò dẫn dắt, lan tỏa đến hai chân kiềng còn lại. Vì vậy, quá trình rà soát, cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đề xuất xây dựng riêng Luật Cảng biển để lĩnh vực mũi nhọn được phát huy, tạo động lực cho kinh tế hàng hải phát triển.
Đối với vận tải thủy cần tiếp tục chú trọng công tác xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật ngành; khắc phục các hạn chế, tồn tại trong quy hoạch đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy theo quy hoạch, vận tải thủy; quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền quản lý để phục vụ mục tiêu phát triển…
Bên cạnh đó, Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng cần hỗ trợ các địa phương để triển khai ngay quy hoạch đường thủy nội địa để hình thành các tuyến đường thủy đến từng địa phương, tạo thành mạng lưới đường thủy rộng khắp cả nước. Mục tiêu phát triển đường thủy để phát triển hàng hải, góp phần giảm thiểu áp lực cho vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, cục triển khai mạnh mẽ các giải pháp quản lý vận tải để vận tải đường thủy tăng trưởng hơn nữa.
Đề xuất xây dựng riêng Luật Cảng biển Trong 3 chân kiềng chính gồm đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển - vận tải biển - dịch vụ hàng hải, cảng biển được xác định là một mũi quan trọng đóng vai trò dẫn dắt, lan tỏa đến hai chân kiềng còn lại. Vì vậy, quá trình rà soát, cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đề xuất xây dựng riêng Luật Cảng biển để lĩnh vực mũi nhọn được phát huy, tạo động lực cho kinh tế hàng hải phát triển. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/16f299482.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。