【các trận bóng đá hôm qua】Xuất nhập khẩu lấy lại đà tăng trưởng

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:17:37
Xuất nhập khẩu lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Báo cáo của Bộ Công thương mới công bố về tình hình xuất nhập khẩu và hoạt động thị trường cho thấy, trong bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, với các biện pháp đồng bộ hỗ trợ sản xuất trong nước và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu được triển khai mạnh mẽ nên kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 5 phục hồi tích cực.

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) trong tháng 5 đạt trên 55 tỷ USD (tăng trên 5% so với tháng trước). Trong đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa phục hồi tích cực với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Khu vực kinh tế trong nước đạt 7,79 tỷ USD, tăng 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,26 tỷ USD, tăng 5,5%.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn được nhìn nhận tích cực

Báo cáo nghiên cứu “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao” của ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, thời gian qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN của các bộ, ngành đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, DN nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, tận dụng ưu đãi FTA, tìm kiếm các đơn hàng mới. Trong bối cảnh các DN nhập khẩu ở các thị trường lớn của Việt Nam vẫn cắt giảm đơn hàng, đây là một kết quả đáng khích lệ.

Với kết quả XNK đạt được của tháng 5/2023, theo các chuyên gia kinh tế, bước đầu cho thấy các giải pháp hỗ trợ DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Chính phủ, các bộ, ngành quyết liệt triển khai trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, chặn đà suy giảm của XNK, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa và đã xuất hiện một số điểm sáng trong xuất khẩu.

Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt hơn 262 tỷ USD, kim ngạch xuất siêu gần 10 tỷ USD. 5 tháng qua, có

23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, (cao hơn 3 mặt hàng so với 4 tháng đầu năm), chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,4%).

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục là điểm sáng của hoạt động xuất khẩu trong tháng 5 với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng gần 2 lần so với tháng trước, ước đạt 500 triệu USD; gạo tăng 53,1%, đạt 530 triệu USD; cà phê tăng 28,5%, đạt 418 triệu USD…

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 với kim ngạch ước đạt 37,2 tỉ USD, khi chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 19,8 tỷ USD.

Doanh nghiệp tập trung đầu tư cho sản xuất xanh

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, xuất siêu 9,8 tỉ USD là thông tin rất tích cực trong bức tranh thương mại 5 tháng đầu năm. Trong khi cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu chỉ đạt 516 triệu USD, thì mức xuất siêu gần 10 tỷ USD trong

5 tháng đầu năm 2023 là tín hiệu rất lạc quan, bởi tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn đang lan rộng ở nhiều nền kinh tế lớn. Xuất khẩu hàng hóa cũng hứa hẹn nhiều điểm sáng.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) - nhận định, xuất khẩu rau quả trong thời gian tới tiếp tục khả quan khi bước vào mùa trái cây với nhiều đặc sản như: vải thiều, sầu riêng, xoài, bưởi… Trong đó, sầu riêng có cơ hội vươn lên trở thành mặt hàng tỉ USD khi vừa có thêm nhiều vùng trồng được cấp mã xuất khẩu vào Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới với trên 1,4 tỉ dân mở cửa trở lại đã khiến bức tranh XK thêm nhiều gam sáng. Dự báo, xuất khẩu rau quả năm nay của Việt Nam có thể cán mốc 4 tỷ USD.

Với quyết tâm lấy lại vị thế xuất khẩu, giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng đang tập trung đầu tư cho sản xuất xanh.

Theo thống kê của Hiệp hội Da giày và ngành dệt may, từ đầu năm đến nay, số lượng đơn hàng giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhiều DN ngành dệt may và da giày chuyển sang sản xuất xanh vẫn có đơn hàng xuất khẩu và trụ vững trong giai đoạn khó khăn.

Đại diện Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho hay, đơn vị đã chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh để giữ khách hàng. Các khâu sản xuất xanh như nguyên liệu đầu vào, sản phẩm có thể tái chế được doanh nghiệp chú trọng nên đơn hàng tăng tốc sản xuất đến tháng 9/2023. Đây là giải pháp để doanh nghiệp không bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đề cập đến tình hình hoạt động của DN XNK hiện nay, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng bình luận, mặc dù có dấu hiệu khởi sắc trong xuất khẩu hàng hóa nhưng DN xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giày, gỗ, thủy sản còn rất khó khăn về đơn hàng. Nguyên nhân lớn nhất vẫn là từ sự co hẹp chi tiêu tại các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU. Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới công ăn việc làm và thu ngân sách. Do đó, những giải pháp hỗ trợ DN duy trì được động lực sản xuất, xuất khẩu là một trong những trọng tâm cần được cơ quan nhà nước đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt các cắt giảm thủ tục hành chính, để đảm bảo tăng trưởng của cả nền kinh tế trong thời gian tới.

"Nhiều yếu tố chủ quan mà Việt Nam có thể làm, đó là cắt giảm chi phí trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài việc giảm thuế, hoãn thuế phải nộp thì chúng ta có thể giảm các loại phí. Nhà nước cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm những thị trường mới", ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định.

Cải cách hành chính - tạo động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể xem như một gói hỗ trợ hiệu quả nhất trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Thời gian qua, công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các bộ, ngành tuy đã có kết quả tích cực nhưng chưa mang tính đột phá như yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của cộng dồng DN.

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang là khâu mất nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình thông quan. Cách đây 2 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 38 QĐ-TTg 2021 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, tiến tới cụ thể hóa 7 mục tiêu cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành.

Theo Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành đã rà soát, cắt giảm được 12.600 mặt hàng. Tỷ lệ cắt giảm mới đạt được 15%. Còn theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành phải cắt giảm 50% danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành. Như vậy hiện vẫn còn khoảng 30.000 - 40.000 mặt hàng phải cắt giảm trong thời gian tới.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI cho rằng, cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể xem như một gói hỗ trợ hiệu quả nhất và công bằng nhất cho các DN hiện nay. Chính vì vậy việc cải cách thủ tục hành chính cần tiếp tục được các bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh trong năm 2023.

顶: 2踩: 81926