Tại Hà Nội,Đẩymạnhtuyêntruyềnphòngcháychữacháydùngđiệnantoànchohọkết quả bóng đá miami hàng nghìn buổi tuyên truyền tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn, hiệu quả, đề phòng cháy nổ đã được tổ chức tại các trường học. Nhờ lồng ghép kiến thức qua hình ảnh, video, phim hoạt hình, kịch nói, trò chơi, các chương trình tuyên truyền mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhờ kiến thức cơ bản, ngắn gọn, học sinh và giáo viên nâng cao nhận thức, kỹ năng về sử dụng điện an toàn, phòng chống cháy nổ trong trường học, gia đình. Trước diễn biến thời tiết bất thường, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng gay gắt, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện, tăng nguy cơ gây cháy nổ. Chính vì vậy, việc sử dụng điện an toàn càng trở nên cần thiết hơn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phối hợp với Đội cảnh sát PCCC và CNCH các quận, huyện tuyên truyền sử dụng điện an toàn, PCCC qua các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép các tiết học. Theo Trung úy Phùng Nam Anh - Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Hoàn Kiếm, việc tuyên truyền nhằm truyền tải đến người sử dụng điện những kiến thức, kỹ năng để chủ động ngăn ngừa các tai nạn, sự cố cháy, nổ do việc sử dụng điện gây ra. Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cũng như góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong tháng 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công điện về việc bảo đảm an toàn trường học, gửi đến Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương xảy ra tình trạng mất an toàn trường học như cháy nổ, sập đổ tường rào,cổng trường, cây đổ, ngộ độc thực phẩm… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Một trong các yêu cầu của Bộ đối với Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm có nguy cơ mất an toàn cao như cháy nổ, ngập, sạt lở trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các khu nội trú, ký túc xá, các phòng thí nghiệm... Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn triển khai công tác chỉ đạo tổ chức trang bị kiến thức kỹ năng về PCCC và CNCH trong nhà trường. Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) Nguyễn Xuân An Việt, trường học là nơi có mật độ người đông, dễ xảy ra cháy nổ, việc thoát hiểm, thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ thường khó khăn, đặc biệt là trong khu vực dân cư. Nếu có kỹ năng PCCC, CNCH, người dân nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng hoàn toàn có thể tự thoát nạn, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vì vậy, trang bị kiến thức, hỗ trợ học sinh, sinh viên thường xuyên về kỹ năng PCCC và CNCH là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm, triển khai công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng về PCCC, CNCH cho học sinh, sinh viên. Nhằm thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch triển khai tại các cơ sở giáo dục. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC); phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ xảy ra, đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn tính mạng con người. Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn về PCCC tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM. Đối tượng áp dụng của kế hoạch bao gồm các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học trực thuộc; Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cơ sở giáo dục; Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh và học viên; Các đơn vị trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Theo đó, cần lồng ghép nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH vào các môn học chính khóa quy định cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành hoặc trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục trung cấp, cao đẳng và đại học trực thuộc. Quang Phong và nhóm PV, BTV |