您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ti so chel】Doanh nghiệp nhà nước: Hiệu quả tăng nhưng chưa tương xứng với nguồn lực 正文

【ti so chel】Doanh nghiệp nhà nước: Hiệu quả tăng nhưng chưa tương xứng với nguồn lực

时间:2025-01-11 08:46:09 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Tuy nhiên, hiệu quả này vẫn chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, đòi hỏi phải tiếp tục thự ti so chel

Tuy nhiên,ệpnhànướcHiệuquảtăngnhưngchưatươngxứngvớinguồnlựti so chel hiệu quả này vẫn chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn để nâng cao hiệu quả khu vực này, đảm bảo vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước.

Tình hình tài chính an toàn

Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN gửi các đại biểu Quốc hội, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2018, cả nước có 855 DN có vốn nhà nước (không bao gồm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam do đang thực hiện tái cơ cấu theo nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ và các ngân hàng thương mại nhà nước). Tổng vốn nhà nước đang đầu tư tại 855 DN này là 1.533.001 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, DNNN là 1.368.867 tỷ đồng và DN có vốn nhà nước là 164.134 tỷ đồng. Tổng tài sản của các DN có vốn nhà nước đạt 3.715.187 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017.

Biểu đồ 1

Trong số này, có 110/855 DN có kết quả kinh doanh bị lỗ (chiếm 13% tổng số DN có vốn nhà nước). Tổng số phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) của các DN có vốn nhà nước là 367.712 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017.

Theo kết quả tổng hợp được nêu trong báo cáo thì các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 của các DNNN đều có xu hướng tăng lên so với năm 2017. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN đều đạt được mục tiêu tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, tăng thu cho ngân sách và giải quyết việc làm.

Việc huy động vốn của hầu hết DN đều nằm trong giới hạn quy định (không quá 3 lần vốn chủ sở hữu) nên tình hình tài chính của DN được an toàn và khả năng bảo toàn vốn cao. Về cơ bản, các khoản vốn huy động đều được sử dụng đúng mục đích và hầu hết đều mang lại hiệu quả. DNNN cũng thể hiện được vai trò chủ đạo trên nhiều phương diện.

Một số DNNN thua lỗ lớn, cổ phần hóa chậm

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Một số dự án của DNNN còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn (như 12 dự án của ngành công thương). Cơ chế quản trị DNNN còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; tính công khai, minh bạch còn hạn chế. Trách nhiệm của người quản lý DNNN chưa rõ ràng. Công tác cán bộ, chính sách tiền lương, thưởng của DNNN còn chưa gắn với hiệu quả hoạt động của DN theo cơ chế thị trường…

Bên cạnh đó, công tác cổ phần hóa DNNN còn chậm, do đó ảnh hưởng đến đổi mới quản trị DN cũng như hạn chế kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK); chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các DN cổ phần hóa, làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN. Nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau cổ phần, cũng như hạn chế công tác giám sát.

Việc chậm phê duyệt phương án cơ cấu lại DN ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và khả năng hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại DNNN, theo Quyết định số 707 của Thủ tướng Chính phủ. Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng chưa kịp thời. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về công bố thông tin còn mang tính hình thức, dẫn tới khó giám sát DN, không đủ thông tin tạo dư luận xã hội thiếu tích cực về tính minh bạch của DNNN...

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách về DNNN

Để khắc phục những tồn tại này, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN, Bộ Tài chính đã kiến nghị nhiều giải pháp với Chính phủ, Quốc hội. Trong đó, giải pháp đầu tiên được nêu là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN và DN có vốn nhà nước.

BD2

Theo đó, Chính phủ hoàn thành việc rà soát, báo cáo Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN gồm: Luật Đầu tư, Luật DN; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ.

Đồng thời, xây dựng và sớm ban hành các nghị định hướng dẫn thuộc thẩm quyền của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực quản lý, hoạt động của DN, cụ thể là nghị định về hoạt động của DNNN; nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; nghị định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; nghị định về quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN….

Về công tác quản lý, một giải pháp được đề xuất là tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu 12 dự án, DN yếu kém theo đúng nội dung, thời gian đã được phê duyệt đảm bảo nguyên tắc thị trường, không sử dụng NSNN, hạn chế thấp nhất tổn thất (nếu có). Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan để đưa một số dự án trọng điểm chậm tiến độ, đặc biệt là dự án nhà máy điện vào vận hành, tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Với cổ phần hóa, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu đôn đốc các DN đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết theo quy định nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, thúc đẩy TTCK phát triển; đôn đốc các DN nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu về quỹ…

Về phía tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN, các giải pháp được đề xuất tập trung vào yêu cầu lãnh đạo các đơn vị này phải xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, cắt giảm chi phí, tăng cường quản lý công nợ, xử lý dứt điểm các nội dung của đề án tái cơ cấu 12 dự án yếu kém; bổ sung nội dung kiểm tra, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn…

D.A