【lich thi đâu bóng đá hôm nay】Thanh Hoá đang hiện thực hoá mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc

VHO - Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua đã tiếp tục nhân lên niềm tin và khát vọng,áđanghiệnthựchoámụctiêutrởthànhmộtcựctăngtrưởngmớiởphíaBắlich thi đâu bóng đá hôm nay tạo ra khí thế mới, động lực mới để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa hiện thực hoá mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Thanh Hoá đang hiện thực hoá mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc - ảnh 1
Thanh Hoá đang hiện thực hoá mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, điểm kết nối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng... Được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, Thanh Hóa là một trong số ít địa phương hội tụ đủ ba vùng địa lý, trong đó miền núi là sự nối dài của Tây Bắc Bộ, vùng đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, đất liền nhìn ra Vịnh Bắc Bộ với thềm lục địa bao quát 17.000 km2.

Trên địa bàn tỉnh có Cảng hàng không Thọ Xuân, Khu kinh tế Nghi Sơn gắn với Cảng nước sâu Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp; hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm đầy đủ các loại hình, với nhiều trục tuyến giao thông quan trọng quốc gia đi qua, như: Cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 47, quốc lộ 45, quốc lộ 217, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường sắt Bắc Nam... Đặc biệt, Thanh Hoá đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với nguồn nhân lực dồi dào trên 2,2 triệu lao động, chiếm 60% dân số của tỉnh.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm, định hướng phát triển của Đảng, nhất là các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5.8.2020, của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra; nhận thức đầy đủ thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức đặt ra trong giai đoạn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã đề ra mục tiêu tổng quát cho nhiệm kỳ 2020 - 2025 là: “Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước”.

Để thực hiện được mục tiêu quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa xác định tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp là nền tảng; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là mũi nhọn; tập trung phát triển bốn trung tâm kinh tế động lực, năm trụ cột tăng trưởng và sáu hành lang kinh tế.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội...

Bên cạnh việc xác định 27 chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ, tỉnh Thanh Hóa đề ra 6 chương trình trọng tâm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; Chương trình phát triển du lịch; Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh; Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Ba đột phá trong nhiệm kỳ là: Đột phá về phát triển hạ tầng; Đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; Đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ; chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra, 3 năm qua, tỉnh Thanh Hoá tập trung cao độ cho công tác quán triệt, triển khai, cụ thể hóa, thể chế hóa kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trọng tâm là các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX...

Chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội (khóa XV) ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13.11.2021 “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa”; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2040, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục khởi sắc.

Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm ước đạt 9,69%, đứng thứ 5 cả nước. Quy mô GRDP năm 2023 ước đạt 279.074 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh luôn vượt dự toán; tốc độ tăng thu đạt 11,3%; trong đó năm 2022 đạt 51.138 tỷ đồng, là năm đầu tiên thu ngân sách của tỉnh vượt mốc 51 nghìn tỷ đồng, gấp 1,62 lần năm 2020.

GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.144 USD, gấp 1,42 lần năm 2020. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa; nhiều chỉ tiêu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu ngân sách nhà nước tăng cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết và so với năm 2020.

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, trong 9 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 12,46%, đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bắc Giang.

Cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao duy trì trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết.

Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành bạn được tăng cường.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các mặt công tác và đạt kết quả tích cực.

Hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian qua được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh. Chỉ số về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh luôn duy trì trong nhóm những tỉnh dẫn đầu cả nước.

Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 10.700 doanh nghiệp được thành lập mới, đứng thứ 7 cả nước; tổng vốn điều lệ đăng ký 112 nghìn tỷ đồng. Đến hết năm 2023, Thanh Hóa có 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt 5,6 doanh nghiệp/1.000 dân.

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh thu hút được 201 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 29 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký 38.665 tỷ đồng và 366,7 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 15 dự án với số vốn tăng thêm 90,9 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 150 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,6 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ, đứng thứ 8 cả nước về thu hút FDI.

Những kết quả đó, tiếp tục nhân lên niềm tin và khát vọng, tạo ra khí thế mới, động lực mới để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công các mục tiêu của nhiệm kỳ 2020 - 2025, đưa Thanh Hóa phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn tới.

Để sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, các nghị quyết, kết luận, cơ chế, chính sách mới ban hành.

Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, ngày 13.11.2021, của Quốc hội, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung rà soát, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;...

Đổi mới phương thức sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn...; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp.

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực và cả nước.

Khai thác hiệu quả lợi thế của cụm cảng nước sâu Nghi Sơn để phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, vận tải biển; xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Song song với các giải pháp về kinh tế, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội.

Thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, giúp người nghèo phát triển sinh kế, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nhất là trong xúc tiến đầu tư và thương mại, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ...

Tiếp tục chăm lo xây dựng Đảng bộ đoàn kết, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của các cấp ủy.

Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng, công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của tỉnh Thanh Hoá.

Nhà cái uy tín
上一篇:Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
下一篇:Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương