【kết quả trận thụy điển】Lưu ý trong xây dựng dự toán ngân sách 2024
Thu ngân sách đạt 50% dự toán KBNN Hà Nội thu ngân sách đạt hơn 62% dự toán trong 6 tháng đầu năm Chủ động áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 |
Các địa phương xây dựng dự toán thu nội địa năm 2024 phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn. Ảnh: ST |
Phấn đấu thu nội địa tăng 5-7%, thu xuất nhập khẩu tăng 4-6%
Theo Bộ Tài chính, năm 2024, sẽ tiếp tục ổn định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP (nếu có) như năm 2023. Căn cứ tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (phần NSĐP được hưởng) của năm 2023 để xác định dự toán thu NSĐP được hưởng năm 2024 của ngân sách từng cấp chính quyền địa phương đảm bảo đúng quy định. |
Theo Thông tư số 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026 vừa được Bộ Tài chính ban hành, việc xây dựng dự toán thu ngân sách năm 2024 bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính trong và ngoài nước, tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, về quản lý thu, nhất là các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất hết hiệu lực của năm 2023; việc thực hiện lộ trình cắt giảm, ưu đãi thuế để thực hiện cam kết của Chính phủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, xây dựng dự toán thu phải gắn với việc quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh trong điều kiện phát triển kinh tế số, giao dịch điện tử xuyên biên giới; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm sóat chặt chẽ hoàn thuế.
Về số thu, năm 2024, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2024 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Mức tăng trưởng thu tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn, trên cơ sở tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Đối với thu từ xuất nhập khẩu, dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023.
Đối với xây dựng dự toán thu nội địa, các địa phương xây dựng dự toán thu nội địa năm 2024 phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn và loại trừ các khoản không thuộc nguồn thu cân đối NSNN theo chế độ quy định trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2023, những đặc thù của năm 2024 và số kiểm tra dự toán thu năm 2024 được cơ quan có thẩm quyền thông báo.
Đề xuất phương án bố trí vốn đầu tư phát triển theo đúng thứ tự ưu tiên
Đối với công tác xây dựng dự toán chi ngân sách, cụ thể là xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển, Thông tư của Bộ Tài chính nêu rõ dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN bao gồm cả nguồn vốn ODA (tách riêng vốn vay và vốn viện trợ), vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc nguồn thu NSNN, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nguồn thu tiền sử dụng đất được xây dựng theo các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của NSNN trong năm. Bộ Tài chính yêu cầu cần đề xuất phương án bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31/12/2023, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định. Cùng với đó, thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN về tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương (NSTW) cho ngân sách địa phương (NSĐP) để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTW.
Liên quan đến xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính yêu cầu trên cơ sở Luật NSNN; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp luật có liên quan; các nghị quyết, chỉ thị; các đề án, nhiệm vụ theo phê duyệt của cấp thẩm quyền số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.
Đối với xây dựng dự toán NSĐP, Bộ Tài chính yêu cầu việc lập, xây dựng dự toán cần chú ý một số nội dung chủ yếu. Theo đó, đối với xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn, các địa phương xây dựng dự toán trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan. UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu NSNN và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu NSNN. Yêu cầu lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu ngân sách, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách. Đồng thời, phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2024 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, tác động ngân sách do thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu việc xây dựng dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu phải căn cứ vào dự báo tăng trưởng kim ngạch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thuế trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có nguồn thu chủ lực và các mặt hàng mới phát sinh. |
相关文章
Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
Do Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa suy yếu, trên2025-01-27Dư thừa nguồn cung được cải thiện, bán dẫn thế giới lạc quan dù hồi phục chậm
Trong năm 2023, tất cả các thị trường chính của chip như điện thoại thông minh,2025-01-27Lưu trữ dữ liệu đơn giản, tiết kiệm chi phí trên Bizfly Cloud Backup
Tầm quan trọng của sao lưu dữ liệuTrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty, c&aacut2025-01-27Doanh nghiệp nhóm VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm
Hình thành nhóm doanh nghiệp sản xuất cụm linh kiện tham gia chuỗi cung ứngNhóm bất động sản đang dẫ2025-01-27Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương đối ổn định. Ảnh tư liệuTheo cập nhật2025-01-27Trung Quốc đi trước thế giới với quy tắc quản lý AI tạo sinh
Các quy định của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 15/8, được công bố ngay s2025-01-27
最新评论