【kết quả trận bali united】Đảm bảo vùng nguyên liệu để tăng tỷ lệ nông sản xuất khẩu đã qua chế biến
Ùn tắc nông sản xuất khẩu làm “nóng” nghị trường Quốc hội | |
Xuất siêu ngành nông nghiệp tăng gấp 3 lần | |
Thủ tướng: Buộc phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn |
Phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 7/6, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, đại biểu Nguyễn Văn Thi (đoàn Bắc Giang) cho biết: trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam tương đối cao.
Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu thô, gần 80% là xuất khẩu tiểu ngạch, trong số đó có trên 70% là lệ thuộc vào một thị trường lớn. Đây chính là một trong những rào cản để phát triển nông nghiệp.
“Đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới có giải pháp, chính sách nào để tăng tỷ lệ nông sản đưa ra thị trường đã qua chế biến, tăng tỷ lệ xuất khẩu nông sản chính ngạch, mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam”, đại biểu Nguyễn Văn Thi đặt câu hỏi.
Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) nêu vấn đề: hiện nay, xuất khẩu nông sản Việt Nam chủ yếu chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu cũng như giá trị gia tăng thấp. Để nâng cao giá trị xuất khẩu trong thời gian tới, đại biểu đoàn Vĩnh Phúc đặt câu hỏi: "Bộ trưởng Bộ NN&PNTT Lê Minh Hoan có định hướng hay giải pháp như thế nào?".
Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: trong các ngành nông, lâm, thủy sản, Việt Nam có nhiều ngành gần như chiếm tỷ trọng tuyệt đối về công nghiệp chế biến như thủy sản, cao su, gỗ. Những ngành này gần như 100% chế biến, không những chế biến hết nguyên liệu trong nước mà còn nhập thêm từ nước ngoài về để chế biến.
“Công nghiệp chế biến của các ngành này, nhất là chế biến thủy sản ở ĐBSCL rất phát triển. Bên cạnh đó, mặt hàng lúa gạo cũng đang chế biến rất nhiều”, ông Lê Minh Hoan khẳng định.
Tuy vậy, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng chỉ rõ, điểm khó nhất và yếu nhất hiện nay là ngành trái cây. Trong thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào chế biến trong ngành trái cây, bước đầu thành công.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã thăm 1 nhà máy chế biến trái cây đang xây dựng ở Sơn La. Bên cạnh đó, Gia Lai và 1 số địa phương khác cũng đang có nhiều giải pháp nhằm thu hút mạnh các doanh nghiệp tham gia vào chế biến nông sản.
Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: quochoi.vn |
Khi vào các tỉnh này xây dựng nhà máy là các doanh nghiệp đã đánh giá rất cao tính liên kết của vùng nguyên liệu. Bởi đầu tư vào chế biến nếu như chất lượng nông sản đầu vào không đảm bảo thì cũng kéo theo chất lượng sản phẩm chế biến không đảm bảo.
“Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm nhất khi gặp tôi là nguyên liệu đầu vào không ổn định. Nông sản của chúng ta hiện nay chủ yếu theo mùa, thu hoạch trong thời gian ngắn. Ví dụ ở Bắc Giang, nếu xây dựng nhà máy chế biến thì khi hết mùa vải thiều, các mùa còn lại doanh nghiệp làm gì? Mùa vải chỉ có 2 tháng, 10 tháng còn lại thế nào?”, ông Lê Minh Hoan chia sẻ thêm.
Để giải quyết vấn đề này, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, các địa phương phải liên kết với nhau xây dựng nguyên liệu cung ứng cho nhà máy chế biến, làm sao thu hút được doanh nghiệp đầu tư, để doanh nghiệp yên tâm có nguyên liệu làm ăn.
Thêm vào đó, doanh nghiệp rất sợ khi xây dựng nhà máy xong mà nông dân không bán nông sản cho doanh nghiệp. Đây chính là câu chuyện liên kết lỏng lẻo đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. Có hợp đồng rồi, nhưng khi giá thị trường bên ngoài cao hơn thì nông dân lại bán cho thương lái bên ngoài, nhà máy bỏ không.
Khẳng định đó là câu chuyện diễn ra hàng ngày ở địa phương, ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Nếu doanh nghiệp bội tín, nông dân có thể kiện ra tòa nhưng nếu nông dân bội tín thì doanh nghiệp không thể kiện được ra tòa. Chính quyền địa phương phải là những người sâu sát với bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để giúp họ kết nối với nhau”.
(责任编辑:Cúp C1)
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- 3 đối tượng bị áp dụng kiểm tra thực tế 100% hàng xuất khẩu
- Đồng Nai: Bắt 4 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp ở Khu công nghiệp Biên Hoà 2
- Tổng cục Hải quan phân tích cơ sở bác bỏ trị giá ô tô NK của General Motors Việt Nam
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Bổ sung máy soi container cho Hải quan TP. Hồ Chí Minh
- Thiên nhiên kỳ thú đẹp "ngạt thở" khi nhìn từ trên cao
- Cuối năm, phấn đấu 100% DN khai thuế qua mạng
- Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- Phân bổ chi phí phát hành ấn chỉ bán thu tiền của ngành Thuế
- Bông sơ chế chịu thuế GTGT 5%
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2023/24
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu cho 3 hãng hàng không