当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch bundesliga 2022】Lo ngại bệnh vàng lùn

Sau khoảng 10 năm được khống chế,ạibệlịch bundesliga 2022 vụ lúa Hè thu và Thu đông năm nay, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) xuất hiện trở lại và gây hại trên cây lúa. Điều này đã làm cho ngành chức năng và nông dân lo ngại về sự lây lan và ảnh hưởng của dịch bệnh này nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả.

Ông Thêm xót lòng nhổ những cây lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL trong ruộng lúa của gia đình.

Dịch bệnh tái phát

Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có gần 200ha lúa Thu đông bị nhiễm bệnh VL-LXL, tỷ lệ phổ biến từ 3-5%, bệnh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, phân bố ở huyện Vị Thủy, Châu Thành A và thành phố Vị Thanh. Đang xót lòng nhổ những cây lúa bị bệnh VL-LXL không trổ bông được, ông Võ Văn Thêm, ở ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Vụ Thu đông năm nay, ngoài điều kiện thời tiết không thuận lợi khi có mưa nhiều, nhất là vào thời điểm lúa đang trổ bông nên dẫn đến bị lem lép hạt thì bà con nơi đây còn đối mặt với tình hình rầy nâu và bệnh VL-LXL. Hiện 1ha lúa (giống OM 5451) của gia đình bị nhiễm bệnh VL-LXL khoảng 5%. Trước tình hình này, năng suất lúa của tôi trong vụ này đạt khoảng 500 kg/công, trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 700 kg/công”.

Cùng nỗi lo trên, anh Nguyễn Văn Duy, nông dân ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thông tin là 8 công ruộng của anh trước đó bị nhiễm rầy nâu khá nặng, sau đợt rầy thì thấy lúa xuất hiện bệnh VL-LXL với tỷ lệ khoảng 5%, khả năng năng suất lúa khi thu hoạch tới đây chỉ đạt chừng 500 kg/công.

Theo nhận định của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), nguyên nhân khiến bệnh VL-LXL bùng phát chủ yếu là do bà con nông dân xuống giống lúa Hè thu quá sớm trong tháng 2 và kéo dài đến tháng 3. Những diện tích lúa non dưới 20 ngày tuổi được xuống giống trong thời điểm này trùng khớp với rầy di trú rộ cuối vụ Đông xuân 2016-2017 với mật số khá cao đã được dự báo trước. Đồng thời, số rầy nâu di trú trong khoảng thời gian này bị nhiễm vi-rút ở tỷ lệ khá cao. Hơn nữa là gần đây diện tích gieo trồng giống OM 5451 tăng nhanh ở ĐBSCL và giống này có nguy cơ nhiễm VL-LXL khá nang.

Đặc biệt, nhiều địa phương chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ lịch thời vụ gieo sạ, nhất là ở cấp xã, vùng giáp ranh giữa các xã, huyện khi có không ít diện tích lúa bà con sau khi thu hoạch vụ trước thì gieo sạ ngay vụ sau mà không có thời gian cách ly và xuống giống không theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp nên bị nhiễm rầy nâu truyền bệnh VL-LXL. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là tập quán canh tác truyền thống của nông dan như sạ dày, bón nhiều phân đạm, phun thuốc trừ sâu không theo khuyến cáo.

Ông Phan Thanh Bình, Trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Vị Thủy, thông tin: Toàn bộ hơn 40ha lúa Thu đông sớm của bà con nhiễm bệnh VL-LXL của địa phương, với tỷ lệ từ 1-5% và tập trung chủ yếu ở xã Vị Trung đều nằm ngoài khung lịch thời vụ xuống giống né rầy của ngành nông nghiệp tỉnh. Hiện các ruộng lúa bị nhiễm bệnh được ngành và bà con kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế lây lan sang diện rộng.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo khi lúa nhiễm rầy nâu thì bà con cần quản lý chặt và phun thuốc tiêu diệt ngay không để chúng di chuyển sang nơi khác. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là gieo sạ né rầy, hoặc là mật độ gieo sạ hay sử dụng phân bón vừa phải, hợp lý, tránh để cho lúa quá xanh tốt, nếu bón phân quá nhiều cũng làm cho rầy nâu phát triển mạnh hơn. Biện pháp cuối cùng là khi mật độ rầy nâu tăng quá cao, không kiểm soát được, nguy cơ lúa bị cháy rầy thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp 4 đúng.

Mối lo từ tỷ lệ nhỏ

Hiện nay, mac dù dịch bệnh VL-LXL đang tái phát trở lại ở nhiều địa phương nhưng ở tỷ lệ thấp, phổ biến từ 2-5%. Dù vậy, theo phân tích của ngành chức năng, nếu không quản lý tốt từ tỷ lệ nhỏ này sẽ trở thành mối lo lớn cho các vụ lúa tiếp theo. “Các địa phương phải thực hiện nguyên tắc trên 2% diện tích lúa nhiễm bệnh VL-LXL là phải tiêu hủy ngay. Thà thiệt hại ít còn hơn để lan rộng. Bài học trước đây về bệnh này đã có, hậu quả là chúng ta mất hàng trăm ngàn tấn lúa. Địa phương nào có lúa mắc bệnh là phải tập trung xử lý dứt điểm, không chờ nghiên cứu số liệu. Đặc biệt, nơi nào để dịch bệnh này lan rộng thì phải chịu trách nhiệm với cấp trên”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh lưu ý các địa phương.

Trước sự lo ngại về tính nguy hiểm của dịch bệnh VL-LXL gây hại trên cây lúa mà lãnh đạo Bộ NN&PTNT có hướng chỉ đạo như trên, nhưng điều này cũng đặt ra nhiều lo lắng cho người dân lẫn ngành chức năng các địa phương. Ông Võ Văn Thêm, ở ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Nếu theo sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT thì ruộng lúa của gia đình tôi và hầu như cả cánh đồng nơi đây phải tiêu hủy. Tuy nhiên chắc không ai đồng ý, bởi tỷ lệ lúa không nhiễm bệnh còn khá nhiều, hơn nữa từ đầu vụ đến giờ đã đầu tư vào đây không ít vốn liếng, giờ gần ngày cắt mà tiêu hủy thì mức hỗ trợ của Nhà nước chưa tương xứng”.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho rằng không riêng gì Hậu Giang mà nhiều địa phương khác trong vùng đều thắc mắc đối với diện tích lúa bị nhiễm bệnh VL-LXL với tỷ lệ từ 2-3% có cần tiêu hủy để dập tắt mầm bệnh nhằm khống chế sự lây lan hay không? Nếu xét về mặt kỹ thuật là đúng, nhưng còn về kinh tế - xã hội thì mức độ này cũng chưa gây thiệt hại nhiều cho nông dân. Chưa kể nếu tiêu hủy sẽ rất khó thực hiện và phí phạm của xã hội, bởi với mức hỗ trợ khi tiêu hủy hiện nay là 2 triệu đồng/ha là quá thấp và nông dân sẽ không chấp nhận. Trong khi đó, nếu bà con chăm sóc kỹ diện tích lúa này thì vẫn cho năng suất cao. Điều quan trọng là phải kiểm soát và tiêu diệt được rầy nâu trên ruộng lúa thì không phải lo vấn đề rầy nâu truyền được bệnh sang các ruộng lúa khác. Trường hợp, nếu tỷ lệ nhiễm bệnh lên đến 30-40%, nghĩa là không còn khả năng cho năng suất nữa thì nên tiêu hủy để sạ lại, nhằm bảo đảm vấn đề kinh tế là tốt hơn…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

分享到: