Ngoại Hạng Anh

【giai vo dich quoc gia ha lan】Chiến lược cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu bứt tốc trong Covid

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Lãi suất vay chỉ từ 6%/năm dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩuLạng Sơn tích cực đồng hành cùng doan giai vo dich quoc gia ha lan

Lãi suất vay chỉ từ 6%/năm dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Lạng Sơn tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng vào Đức
90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua cảng biển
Doanh nghiệp cần chiến lược để cải thiện cơ hội xuất nhập khẩu.

Là doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19, bà Hoàng Thị Hương, Trưởng phòng xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Nhựa Quốc Tế Anh Tú cho biết, do dịch bệnh nên cước vận tải biển tăng quá cao và tạo ra biến động lớn về chi phí nguyên vật liệu, nên đã ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, khiến khách hàng của công ty khó khăn, khiến doanh nghiệp khó khăn trong chốt đơn hàng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp vẫn đứng trước rất nhiều cơ hội. TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, Việt Nam nổi lên là nước kiểm soát khủng hoảng vô cùng hiệu quả, được thế giới biết đến nhiều hơn, ấn tượng hơn.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn vì chúng ta có 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương trong đó có 2 FTA thế hệ mới mới bắt đầu có hiệp lực là CPTPP và EVFTA với nhiều mặt hàng hưởng lợi.

Vì thế, theo ông Tú Anh, các doanh nghiệp cần có chiến lược là tập trung vào mặt hàng mà thế giới cần trong quá trình sau phục hồi, đặc biệt là mặt hàng về tiêu dùng, các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chúng ta có lợi thế như máy móc, thiết bị, ô tô, linh kiện điện tử....

“Mỗi doanh nghiệp nên tận dụng tốt chiến lược “kiềng 3 chân”. Đó là: Nắm bắt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước/hiệp định kinh tế khu vực; thay đổi chiến lược bán hàng và tìm kiếm kênh phân phối mới đột phá; tận dụng, tối ưu hóa các giải pháp tài chính ưu việt để tối ưu nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và bứt tốc về doanh số...”, TS. Nguyễn Tú Anh nêu rõ.

Về chính sách, theo ông Tú Anh, hiện nay Việt Nam có nhiều chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu thêm xem Nhà nước có chính sách gì cho lĩnh vực của mình. Theo nhiều nghiên cứu của các tổ chức cho thấy doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đang quan tâm chưa đúng mức đối với các chính sách dành cho họ.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Tiến Đức, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng doanh nghiệp MSB cho biết, các ngân hàng cũng đang quan tâm đến vấn đề cấp vốn cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, MSB đã đưa ra các gói giải pháp làm sao doanh nghiệp khi bắt đầu xây dựng phương án thu mua nguyên liệu, có thể dựa trên hợp đồng đầu ra, khoản phải thu..., doanh nghiệp không đủ hoặc chưa đủ tài sản đảm bảo vẫn được cấp vốn để kinh doanh trong thời gian sắp tới.

Về thủ tục, để vận hành thanh toán xuất nhập khẩu tiện lợi, ngân hàng có đội ngũ chuyên gia để tư vấn, đồng hành với doanh nghiệp trong xử lý thủ tục với hải quan, thanh toán quốc tế…

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhập khẩu rất quan tâm bởi rủi ro tỷ giá có thể bào mòn lợi nhuận của họ. Đại diện MSB cho hay, trên thị trường hiện có nhiều công cụ, sản phẩm phái sinh, giao dịch kỳ hạn... nhưng DN cần tư vấn, dự báo sử dụng công cụ, sản phẩm nào cho hiệu quả.

Bên cạnh đó, ông Đào Mạnh Khôi, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Thương mại điện tử OSB (Đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam) chia sẻ, cơ quan quản lý cần giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia thương mại điện tử, chẳng hạn gói dịch vụ cho các doanh nghiệp chưa biết về kênh xuất khẩu online.

Với việc áp dụng các giải pháp nêu trên, bà Hoàng Thị Hương cho hay, khi doanh nghiệp chuyển sang sử dụng kênh thương mại điện tử, doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng, ổn định sản xuất, tự tin mở rộng hoạt động.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap