Thể thao

【bang xep hang đức】Nhiều tiềm năng nâng gấp đôi giá trị ngành Cà phê

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã cho biết như trê bang xep hang đức

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã cho biết như trên khi trao đổi với các phóng viên về tiềm năng phát triển của ngành Cà phê.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết một vài nhận định về ngành Cà phê Việt Nam hiện nay?ềutiềmnăngnânggấpđôigiátrịngànhCàphêbang xep hang đức

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trong 30 năm qua ngành Cà phê đã có những bước tăng trưởng, phát triển đồng bộ. Nếu như những năm 90, diện tích cà phê của nước ta chỉ chiếm 1% so với thế giới, thì sau 30 năm, diện tích cà phê đã tăng lên 645 nghìn ha. Cùng với đó, năm 1990 năng suất cà phê ở dưới mức bình quân so với thế giới, hiện nay, năng suất đã đạt 2,4 - 2,5 tấn/ha, tăng gấp 3 lần năng suất trung bình thế giới. Năm 2016, tổng sản lượng cà phê nhân đạt 1,6 triệu tấn, chiếm 17 - 18% tổng sản lượng cà phê thế giới, đứng thứ 2 sau Brazin.

cà phê

Cán bộ Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đang kiểm tra cây giống cà phê nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô. Ảnh: Bùi Tư

Cũng trong năm 2016, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 3,4 tỷ USD. Ngành Cà phê đã giúp giải quyết việc làm cho gần 600 nghìn người và hàng chục vạn lao động trong các ngành phụ trợ và dịch vụ phục vụ. Với những kết quả đó, ngành Cà phê đã trở thành ngành hàng quan trọng trong nông nghiệp, đóng góp cho bức tranh nông nghiệp nói chung và bức tranh xuất khẩu nói riêng.

Tuy nhiên ngành Cà phê cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Khó khăn thứ nhất là khâu sản xuất chuỗi về tổng thể còn chưa hoàn thiện, còn hiện tượng cắt lớp giữa khâu tổ chức sản xuất, chế biến, tổ chức thương mại. Trong khâu sản xuất, nhiều nơi, nhiều vùng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa tốt, vẫn còn lạm dụng yếu tố đầu vào như phân bón, vật tư, thuốc trừ sâu, đặc biệt là tài nguyên nước. Điều này đã làm cho giá thành sản xuất cà phê cao, lợi nhuận cho bà con nông dân không được như kỳ vọng, chất lượng chưa đảm bảo.

Thứ hai, trong khâu chế biến, kể cả hai bước sơ chế và chế biến sâu chúng ta cũng làm chưa được tốt. Ở khâu sơ chế, hiện nay chúng ta vẫn áp dụng công nghệ cổ truyền là phơi, sấy. Trước tình hình biến đổi khí hậu thì cách làm này sẽ gặp phải rủi ro, chất lượng sản phẩm giảm, thậm chí mất mùa ngay khi thu hoạch. Chế biến sâu cũng mới chiếm khoảng 10%.

Nếu làm tốt cả 3 khâu, tổ chức lại sản xuất trên cơ sở ứng dụng biện pháp kỹ thuật đồng bộ, chế biến, tổ chức thương mại, chúng ta hoàn toàn có điều kiện nâng giá trị ngành hàng Cà phê gấp rưỡi hoặc gấp đôi từ nay đến 2030 mà vẫn giữ diện tích như hiện nay, thậm chí có thể giảm một phần diện tích.

bộ trưởng nguyễn xuân cường

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Khâu thứ ba chúng ta làm chưa tốt là tổ chức phân phối. Chúng ta chưa hình thành thiết chế thương mại để đảm bảo phân phối cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Khâu này nếu không làm tốt sẽ dẫn đến rủi ro là giá cả thường xuyên lệ thuộc vào nước ngoài, rất bấp bênh, và đặc biệt là không đạt được giá trị tối cao, đúng nghĩa. Tới đây chúng ta sẽ phải tập trung khắc phục cả 3 khâu này để giúp ngành Cà phê tăng trưởng.

PV: Vậy còn tiềm năng của ngành Cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới thì sao, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển ngành Cà phê phát triển bền vững đến năm 2030. Đề án này đã phân tích kỹ tiềm năng, lợi thế phát triển của ngành.

Thứ nhất, về nhu cầu thế giới đối với sản phẩm cà phê vào khoảng 500 tỷ USD. Đây là tiềm năng rất lớn trong khi chúng ta xuất khẩu nhân cà phê mới chỉ đạt 3,4 tỷ USD. Như vậy, ở phân khúc này, giá trị cà phê Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tiềm năng phát triển ngành Cà phê.

Thứ hai, về tốc độ phát triển, trong 5 năm gần đây, nhu cầu dùng sản phẩm liên quan đến cà phê tăng trưởng từ 2 - 2,5%. Rõ ràng về mặt thị trường đây là tiềm năng lớn. Cùng với đó, nước ta có gần 100 triệu dân, tốc độ đô thị hóa chiếm 40%, đặc biệt, tỷ lệ dân số trẻ chiếm từ 60 - 65%, rõ ràng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong thị trường nội địa vẫn còn dư địa tốt.

Thứ ba, trong 30 năm qua chúng ta đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, chế biến, quản trị thương mại. Riêng về công đoạn sản xuất, hiện nay rất nhiều vùng ở Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông hình thành những mô hình quy mô cấp xã, thậm chí nhóm xã áp dụng đầy đủ, triệt để các biện pháp khoa học, đưa năng suất cà phê nhân có mô hình lên đến 6 tấn/ha, cá biệt 8 tấn/ha. Nếu chúng ta tổng kết lại thực tiễn các mô hình này và phổ biến đại trà thì việc đẩy năng suất và sản lượng lên là hoàn toàn có thể làm được.

Nếu làm tốt cả 3 khâu, tổ chức lại sản xuất trên cơ sở ứng dụng biện pháp kỹ thuật đồng bộ, chế biến, tổ chức thương mại, chúng ta hoàn toàn có điều kiện nâng giá trị ngành hàng Cà phê gấp rưỡi hoặc gấp đôi từ nay đến 2030 mà vẫn giữ diện tích như hiện nay, thậm chí có thể giảm một phần diện tích.

PV: Với thực tế như trên, Bộ trưởng có thể cho biết định hướng của Bộ NN&PTNT cho ngành Cà phê trong thời gian tới?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Như đã đề cập ở trên, trong Đề án phát triển ngành Cà phê bền vững đến năm 2030, đặt mục tiêu phấn đấu nâng gấp đôi giá trị hiện tại. Để cụ thể hóa mục tiêu, Bộ NN&PTNT sẽ có các chương trình, dự án, kèm theo đó là các chính sách cụ thể. Trước hết, sẽ tập trung các biện pháp để cải tạo cho được 120 nghìn ha cà phê bị giã cỗi.

Giải pháp thứ hai là tăng cường hơn nữa các biện pháp khoa học, đưa nhanh các tiến bộ giống mới. Cùng với đó, hướng dẫn quá trình canh tác bền vững, thân thiết với môi trường, đưa ra những dòng sản phẩm sạch, đem lại giá trị thặng dư cho sản phẩm. Sắp tới Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt Nghị định 210/2013/NĐ-CP sửa đổi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó khuyến khích doanh nghiệp chế biến.

Để ngành Cà phê Việt Nam phát triển, chúng ta phải đồng bộ cả 3 khu vực: Chính phủ, bộ, ngành hoàn thiện các chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn; khu vực doanh nghiệp thông qua các hiệp hội đưa cà phê ra thế giới; bà con nông dân vươn lên bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ quy hoạch. Có như vậy, chúng ta mới đồng lòng để đưa ngành Cà phê phát triển.

P.V: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Bùi Tư (ghi)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap