Chiều 23/10,ângtiêuchídựánquantrọngquốcgiatừtỷđồngtrởlênlàquálớgiải ngoại hạng đức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. 35.000 tỷ đồng khá lớn so với vốn đầu tư hàng năm của ngân sách Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách (TCNS) của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Luật Đầu tư công được ban hành năm 2014 là bước đột phá trong công tác quản lý, tạo căn cứ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện, Luật Đầu tư công đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là về quy trình, thủ tục thẩm định nguồn, khả năng cân đối vốn, giao vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn đang gây khó khăn, kéo dài thời gian, chậm tiến độ giải ngân vốn. “Do đó, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Một số ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư công vì cho rằng, nhiều quy định trong Luật Đầu tư công chưa phù hợp thực tiễn, cần sớm sửa đổi toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, khắc phục triệt để những khó khăn, yếu kém trong quản lý nhà nước về đầu tư công”, ông Nguyễn Đức Hải nói. Về tiêu chí dự án đầu tư công, dự thảo luật quy định dự án quan trọng quốc gia là dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 35.000 tỷ đồng trở lên, thay bằng mức 10.000 tỷ đồng trở lên như hiện nay. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban TCNS, tờ trình của Chính phủ mới chỉ nêu mức này tương đương 0,6% GDP mà chưa đưa ra cơ sở điều chỉnh, đánh giá tác động. “Đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS cho rằng, mức độ điều chỉnh tiêu chí là quá lớn (gấp 3,5 lần mức hiện hành), chưa đủ căn cứ để xem xét sửa đổi”, ông Nguyễn Đức Hải cho hay. Theo đó, căn cứ Luật Đầu tư công thì việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư chỉ áp dụng trong trường hợp có biến động lớn về chỉ số giá tiêu dùng. Trong khi đó 3 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng không biến động lớn. Bên cạnh đó, quy định mức vốn của dự án quan trọng quốc gia là từ 10.000 tỷ đồng trở lên hiện vẫn phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, với khả năng cân đối nguồn vốn của NSNN. Số dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội thời gian qua là rất ít (2 dự án), việc triển khai quy định này không phát sinh vướng mắc và việc quy định mức 35.000 tỷ đồng khá lớn so với số vốn đầu tư hàng năm của NSNN (khoảng 10%). Tương tự như trên, đối với tiêu chí xác định dự án nhóm A, B, C, Ủy ban TCNS đề nghị giữ nguyên tiêu chí như quy định hiện hành. Trình bày tờ trình dự án luật trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, khi tổ chức đánh giá quá trình thực hiện Luật Đầu tư công, một số ý kiến cho rằng tiêu chí dự án quan trọng quốc gia có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên là chưa hợp lý. “Tại thời điểm thông qua Luật Đầu tư công (năm 2014), với quy mô 10.000 tỷ đồng thì chỉ còn tương đương 0,3% GDP theo giá hiện hành. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2018 ước khoảng 5.555 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 17,7 lần so với năm 1997. Như vậy, nếu so sánh với quy mô nền kinh tế thì tiêu chí xác định dự án quan trọng quốc gia có xu hướng ngày càng nhỏ lại, chưa phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế. Việc sửa đổi tiêu chí dự án quan trọng quốc gia lên mức 35.000 tỷ đồng sẽ đạt mức tương đương khoảng 0,6% GDP theo giá hiện hành”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. Theo lý giải của vị Bộ trưởng này, việc điều chỉnh là “phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế, các dự án quan trọng quốc gia cần phải trở thành những dự án thực sự quan trọng, quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa phát triển mạnh trong cả nền kinh tế”. Địa phương được tự quyết và chịu trách nhiệm về chủ trương đầu tư Nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp và tạo sự chủ động cho các cơ quan thi hành nhiệm vụ trong việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án, rút ngắn thời gian quyết định chủ trương đầu tư, tiết kiệm chi phí, thời gian, dự án luật quy định các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương của các cấp khác nhau (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) có trình tự lập, thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư khác nhau. Trên thực tế, nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng... đều có kiến nghị cho phép được quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm A sử dụng toàn bộ vốn của địa phương. Hiện quy định này đã được áp dụng đối với TP. Hồ Chí Minh. “Đây là một quyết định đúng đắn, nhằm tạo điều kiện chủ động cho địa phương quyết định chủ trương đầu tư đối với những chương trình, dự án lớn, có tính chất lan tỏa và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về kinh nghiệm triển khai tại TP. Hồ Chí Minh. Việc sửa đổi, bổ sung sẽ tạo điều kiện chủ động, linh hoạt cho các cấp dưới trong việc quyết định chủ trương đầu tư, phù hợp với mục tiêu tăng cường phân cấp cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thông qua quy định thống nhất đối với các loại chương trình, dự án, ngay cả khi sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau sẽ có tác động tích cực trong cách hiểu thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo hướng cấp nào quản lý dự án cấp đó quyết định chủ trương đầu tư, UBND sẽ có điều kiện chủ động, linh hoạt, quyết định kịp thời chủ trương đầu tư dự án cấp bách của địa phương. Điều này sẽ loại bỏ được tình trạng 1 dự án được nhiều cấp quyết định chủ trương đầu tư và không xác định được cấp nào chịu trách nhiệm chính trong quyết định chủ trương đầu tư./.
Minh Anh |