当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【nhận định bóng đá hàn quốc hôm nay】Cần tăng kiểm tra, giám sát và nghiệm thu dự án đầu tư từ Trung Quốc

【nhận định bóng đá hàn quốc hôm nay】Cần tăng kiểm tra, giám sát và nghiệm thu dự án đầu tư từ Trung Quốc

2025-01-25 21:17:47 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777
can tang kiem tra giam sat va nghiem thu du an dau tu tu trung quoc
Nhà máy nhiệt điện Hải Dương do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu chậm tiến độ. Ảnh minh họa: Internet.

FDI không phải là yếu tố chính

Các chuyên gia của Viện VEPR cho rằng, kể từ khi tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành điểm sáng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á khi thu hút dòng vốn đầu tư từ hơn 100 quốc gia.

Nổi lên trong đó là vai trò của Trung Quốc khi quốc gia này những năm gần đây có sự gia tăng về vốn và quy mô đầu tư tại Việt Nam tương đối nhanh chóng. Vốn đầu tư của Trung Quốc (bao gồm cả Ma Cao và Hồng Kông) trải rộng trên tất cả lĩnh vực, trong đó tập trung tại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và thông qua các hợp đồng tổng thầu EPC.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, qua nghiên cứu nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cho thấy, cách mà vốn Trung Quốc vào Việt Nam rất đặc biệt, không chỉ riêng từ nguồn vốn đầu tư FDI và ODA.

“Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam không thể so sánh được với các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, mà các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam bằng cách thức thông qua các gói tổng thầu EPC (hợp đồng Thiết kế – Cung ứng vật tư, thiết bị – Xây dựng) là chủ yếu”, TS. Nguyễn Đức Thành đề cập.

Về nguồn vốn FDI, ông Thành cho biết, năm 2012, trong tổng số vốn FDI của các nước vào Việt Nam thì vốn từ Hồng Kông chiếm khoảng 8%, trong số đó, vốn của các DN của Trung Quốc đại lục đầu tư thông qua các DN Hồng Kông khoảng 2%, các DN Hồng Kông khoảng 6%.

Năm 2019, vốn đầu tư từ Hồng Kông vào Việt Nam chiếm 10%, trong số đó, vốn của các DN Trung Quốc đại lục đầu tư vào Việt Nam thông qua Hồng Kông chiếm 4%, vốn của DN Hồng Kông khoảng 6%.

“Tuy nhiên, rất khó để phân biệt rõ nguồn vốn Hồng Kông và Trung Quốc”, ông Thành lưu ý, đồng thời nhấn mạnh, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vào Việt Nam là có thật trong những năm vừa qua. Tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng khiến nguồn vốn FDI từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam tăng nhanh chóng.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Trung Quốc chỉ mới thành nước XK vốn thời gian gần đây, từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2010. Đa phần đầu tư của Trung Quốc là vào châu Á, trong đó phần lớn vào Hồng Kông. Vốn Trung Quốc vào châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ không nhiều.

Các nước còn lại trong đó có Việt Nam chiếm tỷ lệ nhỏ, tương đối mờ nhạt so với vốn Trung Quốc đổ vào Hồng Kông song tương đối ổn định so với các nước khác. Nguồn vốn Trung Quốc đổ vào Việt Nam cơ bản rải đều trên khắp Việt Nam, chủ yếu tập trung vào dệt may, lọc hóa dầu, khai khoáng, hóa chất, sản xuất kim loại.

“Qua số liệu đầu tư FDI của các nước Đông Bắc Á cho thấy, Trung Quốc là người đến sau trong sân chơi FDI và đang nỗ lực vươn lên. Sự hiện diện của vốn Trung Quốc ở Việt Nam rất rõ ràng, nhưng vốn FDI không phải là yếu tố chính, đại diện VEPR nói.

Chiếm tỷ lệ lớn trong hợp đồng EPC

Lý giải rõ hơn cho điều này, ông Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc cho biết, một trong những điều kiện khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Trung Quốc là ký hợp đồng EPC.

Nghiên cứu về đầu tư của Trung Quốc dưới hình thức EPC qua trường hợp của ngành điện than đã chỉ rõ các bất cập của dòng vốn này như chậm tiến độ, gặp trục trặc kỹ thuật và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, số liệu các nhà máy điện theo quốc gia của tổng thầu cho thấy nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu chiếm 21%, đồng thời, tổng giá trị hợp đồng EPC theo quốc gia thì Trung Quốc chiếm 69%.

Về các vấn đề chính liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, ông Phạm Sỹ Thành dẫn số liệu cho hay, gần 70% dự án EPC của Trung Quốc chậm tiến độ. Đơn cử, nhà máy nhiệt điện Hải Dương ký kết hợp đông EPC năm 2015 và tới 2019 mới chỉ đạt 30% tiến độ công việc.

Vấn đề kỹ thuật, ông Phạm Sỹ Thành dẫn trường hợp Nhà máy điện Cẩm Phả cho thấy, kể từ khi vận hành vào năm 2011, nhà máy đã xảy ra nhiều sự cố với hậu quả kinh tế nghiêm trọng như sự cố cháy nổ ở phòng ắc quy, cánh quạt của tổ máy phát điện 1 bị hỏng, phải vận chuyển sang Trung Quốc để sửa chữa khiến năm 2016, Nhà máy phải dừng hoạt động trong 6 tháng, giảm 50% sản lượng điện.

Về tác động môi trường, trong số 30 nhà máy đang vận hành, 19 nhà máy (chiếm 63,3%) có các phản ánh về vấn đề môi trường. Số lượng nhà máy có ghi nhận về tác động môi trường theo quốc gia có tới 74% nhà máy của Trung Quốc.

Khẳng định vốn Trung Quốc có thể là sự bổ sung quan trọng cho nhu cầu cơ sở hạ tầng của Việt Nam, ông Phạm Sỹ Thành nhấn mạnh, đầu tư của Trung Quốc là một khái niệm rộng, không chỉ gồm các hoạt động do Trung Quốc đầu tư mà cần gồm cả các dự án EPC do Việt Nam vay vốn nước khác (ví dụ như Nhật Bản) nhưng lại do Trung Quốc làm trúng thầu triển khai.

Theo ông Phạm Sỹ Thành, dòng vốn FDI của Trung Quốc chảy vào Việt Nam tăng qua từng năm, song còn chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ so với các nhà đầu tư tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên lại gây ra nhiều hệ quả về môi trường, xã hội, thị trường lao động... Do đó, không thể ngăn chặn vốn Trung Quốc theo đầu vào (đa dạng hình thức) nhưng chuyên gia này nhấn mạnh, cần tăng kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读