【sách bright 11】Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng
Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh thực hiện các thủ tục bắt giữ, khởi tố một đối tượng lừa đảo qua mạng |
Từ thực tế cho thấy, dù là người không quen biết và chỉ quen qua mạng, nhưng khi nghe những lời dụ dỗ góp vốn đầu tư tài chính để làm ăn của các đối tượng, các nạn nhân vẫn sẵn sàng chi ra hàng tỷ đồng. Đến khi biết mình bị lừa, các nạn nhân mới đến lực lượng công an để trình báo sự việc.
Mới đây, nạn nhân tên Phan Thị T., trú tại phường Xuân Phú (TP. Huế) đến công an trình báo sự việc bị lừa mất 2 tỷ đồng từ việc góp vốn làm ăn qua mạng. Quen biết một người đàn ông qua mạng, bằng những lời lẽ ngon ngọt, đối tượng đã rủ chị T. tăng thu nhập bằng việc đầu tư tài chính.
Ban đầu, chị T. đầu tư 250 triệu đồng và nhận được lợi nhuận là 35 triệu đồng. Tiếp đó, chị T. đầu tư số tiền cao hơn thì đều được nhận lại lợi nhuận cao hơn. Điều này khiến chị T. tin tưởng và yên tâm trong việc đầu tư thêm. Khi quyết định tăng số tiền đầu tư lên 2 tỷ đồng thì chị T. bị lừa.
Một trường hợp khác, chị Trần Thị Đ. T., trú tại phường Hương Long (TP. Huế) cũng đã bị các đối tượng lừa số tiền 680 triệu đồng. Bằng hình thức đầu tư tài chính thu lại lãi suất cao và để rút được tiền gốc đã đầu tư, chị T. phải chuyển thêm tiền. Liên tục chuyển tiền, đến lúc biết mình bị lừa, chị T. mới đến công an trình báo.
Không chỉ các đối tượng nhắm đến các nạn nhân nữ để lừa đảo, mà trong giới sinh viên chúng cũng nhắm tới. Theo lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, có sinh viên đang theo học sư phạm trên địa bàn TP. Huế cũng đã bị các đối tượng gọi điện mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Biết sinh viên ngành sư phạm được hỗ trợ kinh phí theo Nghị định 116 của Chính phủ, các đối tượng đã gọi điện xưng là nhân viên ngân hàng yêu cầu cần phải tiến hành các thủ tục cần thiết mới được rút tiền hỗ trợ. Rốt cuộc, sinh viên này đã bị các đối tượng lừa mất 20 triệu đồng.
Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh cho biết, các đối tượng thường sử dụng phương thức đầu tư tài chính dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp nhưng lại biến tướng.
Các sàn này đều được quảng cáo là có nguồn gốc từ nước ngoài, cam kết người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao, an toàn, có thể rút vốn bất cứ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian. Chính vì thế, các đối tượng đã thu hút được rất nhiều người tham gia. Để nâng cao uy tín, thời gian đầu, chúng trả hoa hồng cho các nhà đầu tư rất đúng hạn.
Với thủ đoạn điện thoại hoặc nhắn tin mạo danh các doanh nghiệp, công ty tài chính có uy tín trong nước và nước ngoài để mời gọi đầu tư và hứa hẹn lợi nhuận rất cao, đối tượng lừa đảo hướng dẫn nạn nhân đầu tư số tiền nhỏ để lấy được niềm tin rồi yêu cầu đầu tư số tiền ngày càng lớn hơn.
Các đối tượng gọi điện, nhắn tin tư vấn, hướng dẫn người tham gia đầu tư nhiệt tình, lúc đầu tham gia, người chơi dễ dàng rút được số tiền thưởng. Sau một thời gian, các đối tượng yêu cầu người chơi phải đóng các khoản tiền để xác minh tài khoản, lệ phí… nhằm rút tiền gốc và lãi đầu tư. Khi người đầu tư nộp tiền, các đối tượng chiếm đoạt.
Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh nhận định, với tâm lý "phóng lao theo lao" để lấy lại số tiền đã đầu tư, nhiều bị hại bị các đối tượng dẫn dụ chuyển thêm tiền để rút toàn bộ số tiền đã đầu tư và bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp, công ty khi chưa hiểu về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, công ty đó. Không tham gia đầu tư vào trang web, ứng dụng không rõ nguồn gốc, không được cấp phép. Cảnh giác với các lời mời chào đầu tư có lãi suất cao bất thường. Khi nghi ngờ bị lừa đảo, cần kịp thời liên hệ với cơ quan công an để được tư vấn và hỗ trợ.
Trước tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng, phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, UBND tỉnh cũng đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đến từng cơ quan, doanh nghiệp, trường học, người dân.
Hướng dẫn cán bộ, nhân viên, người dân chủ động xác minh, kiểm tra kỹ thông tin trước khi giao dịch, chuyển tiền. Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ dưới bất cứ hình thức nào, tránh sập bẫy các đối tượng.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin & Truyền thông tăng cường kiểm tra công tác quản lý sim số của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, không để diễn ra tình trạng mua bán sim rác. Đề nghị các doanh nghiệp viễn thông, internet, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên hạ tầng mạng không cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo, nghi vấn lừa đảo hoặc có thể bị lợi dụng để lừa đảo...
Không những thế, người dân, nhất là những nạn nhân nữ cũng cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, không ham lợi nhuận trước mắt mà bị “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản
- Bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII
- Viettel post Bình Phước tri ân khách hàng năm 2019
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Công ty TNHH chăn nuôi Tân Hòa được thuê 2,3 ha đất
- Điện lực Bình Phước tri ân khách hàng
- Việt Nam tăng 8 bậc trong bảng xếp hạng Thương hiệu quốc gia
- Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Toàn tỉnh có 91.739 hội viên nông dân
- Đại hội thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- EVFTA: Cánh cửa cho doanh nghiệp gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức tối đa 75% như lương hưu?
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Xúc tiến hợp tác Việt
- EU tài trợ 2,5 triệu EUR cho ngành tôm
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn
- Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- Thành lập tổ công tác chuyên trách về tuyển sinh