发布时间:2025-01-25 11:37:49 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Sản phẩm của những lớp học nghề theo kiểu “cầm tay chỉ việc” này chính là những tổ hợp tác trồng rau sạch và hợp tác xã nông nghiệp trồng rau.
Học cách canh tác an toàn
Cách đây 2 năm,ơnLaNghềtrồngraugiúpngườiMôngởVânHồthoátnghètỷ số stoke city dự án trồng rau VietGAP được Trung tâm Úc về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) đưa về để hỗ trợ, giúp bà con nông dân ở Vân Hồ thích ứng với cách sản xuất, canh tác mới. Sau một thời gian triển khai dự án không chỉ đem lại thay đổi về mặt kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giúp nông dân làm quen với một lối canh tác mới khoa học hơn. Nhờ những thành công bước đầu ấy mà tới nay, có nhiều nông dân trên địa bàn xã Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La) mong muốn được tham gia vào tổ hợp tác trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP..
Là người tiên phong trong việc trồng rau an toàn, năm 2015, sau khi được tiếp cận với các mô hình trồng rau an toàn ở Mộc Châu và Hà Nội, bà Đinh Thị Xoa (61 tuổi) đã thành lập tổ hợp tác trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ việc trồng lúa 1 vụ cho năng suất thấp, bà đã vận động nhiều chị em, họ hàng chuyển đổi sang trồng rau.
Bà Xoa cho biết, việc học ở đây không phải là lên lớp ngồi học, mà là học trực tiếp tại đồng ruộng. “Ban đầu, dự án cho đi thăm quan các mô hình thành công, sau đó về cán bộ dự án sẽ phổ biến quy trình trồng, cách sử dụng hóa chất, cách xử lý đất, cây giống, ghi nhật ký... Đặc biệt, cán bộ dự án còn hỗ trợ kết nối bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân” – bà Xoa nói.
Bà Xoa bên cánh đồng rau sạch VietGAP. Ảnh: Hà Anh |
Bà Xoa cũng cho biết, những ngày đầu trồng rau, công việc vất vả vì mọi người chưa quen. Rau sản xuất ra xấu và hư hỏng nhiều nên không tiêu thụ được. Bà con lúc đó nản lắm, nhiều người bỏ luôn không trồng nữa nhưng giờ thì vùng sản xuất rau an toàn đã được nhân rộng, bà con cũng có niềm tin hơn.
Từ sự thành công nhỏ, năm 2016 bà Xoa quyết định thành lập Hợp tác xã trồng rau an toàn Vân Hồ thay cho tổ hợp tác xã trồng rau. Nhờ những nỗ lực trong việc sản xuất, cuối năm 2016 hợp tác xã rau Vân Hồ đã được chứng nhận rau an toàn về chất lượng do Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản Sơn La cấp.
Anh Bùi Văn Tùng – Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Tây Bắc – Cán bộ dự án của ACIAR – người trực tiếp “cầm tay chỉ việc” nông dân ở Vân Hồ trồng rau, kết nối tiêu thụ nông sản nhớ lại: “Thời gian đầu vất vả, nhất là lúc vận động người dân thay đổi tập quán canh tác. Trước đây bà con canh tác theo kiểu cũ đơn giản, cả tháng mới ra đồng 1 lần, giờ trồng rau ngày nào cũng phải ra ruộng tưới nước, bón phân, rồi ghi nhật ký. Thêm vào đó còn có đoàn giám sát, nếu làm không đúng là không tiêu thụ rau được. Ban đầu rau rất xấu, hư hỏng nhiều không bán được, nhiều người mất niềm tin nên bỏ cuộc”.
Cũng theo anh Tùng, khó nhất trong việc truyền bá những kiến thức liên quan tới trồng rau an toàn là do người dân quen với lối canh tác truyền thống, nên khi áp dụng kỹ thuật mới, cách gieo trồng mới không thuận. Lúc đầu, sản phẩm làm ra hư hỏng gây mất niềm tin của người dân. Khi dân đã không tin thì khó mà triển khai tiếp được. Tuy nhiên, may mắn là nhiều nông dân cũng kiên trì bám trụ nên dần dần mới hình thành được vùng sản xuất rau an toàn.
Thu nhập gấp 5 - 7 lần trồng lúa
Sau khi biết được hiệu quả của những mô hình trồng rau sạch ở Vân Hồ, nhiều người đã quyết tâm tìm hiểu làm theo. Anh Vàng A Sa (35 tuổi) ở thôn Bó Nhàng 2 (xã Vân Hồ, Vân Hồ) cũng là một người thành công nhờ biết tận dụng kinh nghiệm trong trồng rau sạch.
Một ngày làm việc của anh Sa thường bắt đầu từ lúc 3 giờ sáng. Sau chuyến xe lúc 12 giờ đêm đưa rau an toàn của tổ hợp tác xã Bó Nhàng 2 đi tiêu thụ ở BigC, anh cùng với một nông dân khác sẽ quay trở về nhà. Chỉ kịp nghỉ ngơi tầm 30 phút anh sẽ cùng vợ cơm nước và tới 6 giờ sáng lại ra ruộng tưới, chăm sóc rau. Tầm 8 giờ anh sẽ đảo qua các hộ trồng rau sạch để xem gom rau củ và phân loại rau củ.
Trước đó, năm 2017, sau khi học tập mô hình trồng rau sạch ở Hợp tác xã Vân Hồ, được cán bộ dự án ACIAR dạy cách trồng rau an toàn, anh Sa đã về nhà cùng vận động 2 hộ nữa trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Ban đầu, những sản phẩm rau an toàn của anh được Hợp tác xã Vân Hồ tiêu thụ giúp, sau đó anh đã chủ động thành lập tổ hợp tác, tự tiêu thụ rau.
Hiện tại Vàng A Sa là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Bó Nhàng 2, đồng thời cũng là người bao tiêu sản phẩm cho bà con. Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Bó Nhàng 2 từ chỗ chỉ có 3 thành viên tới nay đã có 12 thành viên, tới đây dự kiến sẽ kết nạp thêm 3 thành viên nữa.
“Đang quen với cách gieo trồng kiểu cũ giờ chuyển sang trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP không ít bà con đã thấy nản. Thế nhưng sau một thời gian thử thách, cuối cùng chúng tôi đã trồng thành công rau an toàn. Tính ra lợi nhuận thu về gấp 5 - 7 lần trồng lúa, ngô. Trước đây nếu trồng lúa cả năm mới được 1 vụ, thu nhập chỉ được hơn 10 triệu đồng, vậy nhưng kể từ khi trồng rau, thu nhập của gia đình đã tăng gấp nhiều lần. Mỗi năm trừ chi phí gia đình tôi để dư được 60 - 70 triệu đồng. Đây thực sự là số tiền lớn mà những người nông dân như chúng tôi chưa dám nghĩ tới” – anh Sa nói.
Hiện giờ, anh Sa và một thành viên nữa trong tổ hợp tác đã chung tiền mua chiếc ô tô tải để vận chuyển rau cung cấp cho siêu thị BigC (Hà Nội) và một số các cửa hàng thực phẩm sạch ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...
Anh Sa cho biết, sau khi được cán bộ trung tâm ACIAR kết nối tiêu thụ nông sản, anh và thành viên đã chủ động sản xuất, thực hiện cung ứng. “Nhiều lần các đơn vị bao tiêu như BigC và chuỗi siêu thị cũng đề nghị tăng sản lượng rau lên nhưng chúng tôi nói là chưa thể đáp ứng ngay được. Quan trọng là phải đảm bảo chất lượng, lấy chất lượng làm chính chứ không thể sản xuất ồ ạt được. Như vậy e là chất lượng sản phẩm không đảm bảo” – anh Sa cho biết.
Ngoài rau củ, tới đây tổ hợp tác của anh Sa còn hướng tới gieo trồng và cung ứng sản phẩm quả đặc trưng của vùng như: đào, mận cơm, mận tam hoa...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu ấy, những tổ hợp tác, hợp tác xã trồng rau ở Vân Hồ (Sơn La) cũng đang phải đối mặt với khá nhiều vấn đề liên quan như: tác động của biến đổi khí hậu, thiếu nước tưới rau, sản phẩm ít, chưa đủ cung cấp thị trường... Thời gian tới cán bộ dự án cùng địa phương sẽ hỗ trợ việc làm chứng nhận tem mác và xuất xứ sản phẩm cho thương hiệu rau ở Vân Hồ./.
Hà Anh - Bùi Tư
相关文章
随便看看