【tỷ số real madrid hôm nay】Ký kết EVFTA

  发布时间:2025-01-12 01:56:56   作者:玩站小弟   我要评论
Ô tô châu Âu chờ thuế suất 0% để “đổ bộ” vào Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh.Đây là 2 hiệp định th tỷ số real madrid hôm nay。

ôt

Ô tô châu Âu chờ thuế suất 0% để “đổ bộ” vào Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh.

Đây là 2 hiệp định thương mại – đầu tư thế hệ mới có quy mô lớn nhất,ýkếtỷ số real madrid hôm nay tiêu chuẩn cao nhất giữa Việt Nam và EU. EVFTA và EVIPA được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp (DN) cả hai bên. Nhân sự kiện quan trọng này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn với TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

* PV: Xin ông cho biết đánh giá của mình về tác động của hai hiệp định này đối với các DN?

- TS. Vũ Tiến Lộc: Với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, EVFTA và EVIPA mở ra những cơ hội đặc biệt có ý nghĩa từ nhiều góc độ.

Từ góc độ xuất khẩu, qua 2 hiệp định, DN Việt Nam có con đường thông thương ưu tiên lần đầu tiên với cùng lúc 27 nền kinh tế EU, tất cả đều có cơ cấu hàng hóa bổ sung với Việt Nam, với thị trường 512 triệu dân có mức thu nhập tương đối cao, nhu cầu tiêu dùng đặc biệt lớn. EVFTA cũng là cơ hội loại bỏ thuế quan ổn định và vĩnh viễn cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ở một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ… của Việt Nam.

loc
TS. Vũ Tiến Lộc

Từ góc độ chuỗi sản xuất, 2 hiệp định này cũng được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để DN Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khi EU cho phép hài hòa các điều kiện về quy tắc xuất xứ, cơ chế hải quan và quản lý hành chính ở biên giới, công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn…

Từ góc độ thể chế, các quy tắc đầu tư và kinh doanh hiện đại, tiêu chuẩn cao, minh bạch trong EVFTA-EVIPA sẽ là sức ép, cũng là động lực để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế kinh tế, tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn hơn cho các DN, nhà đầu tư…

Từ góc độ phát triển bền vững, mặc dù sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện, cộng đồng DN Việt Nam cũng có niềm tin rằng, các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội… trong EVFTA sẽ là cơ hội trong lâu dài cho chính người dân, các DN và nền kinh tế Việt Nam.

Từ phía cộng đồng các DN và nhà đầu tư EU, EVFTA và EVIPA cũng mang tới những tác động và lợi ích kỳ vọng không hề kém. Đó là những cơ hội mở ra khi hàng hóa EU có thể tiếp cận với thuế quan ưu đãi tại thị trường Việt Nam, với 95 triệu dân đang có mức thu nhập được cải thiện, các chương trình mua sắm, đầu tư công của chính phủ và hơn 700.000 DN, gần 6 triệu hộ kinh doanh đang có nhu cầu tương đối cao với nhiều sản phẩm thế mạnh của EU (như thực phẩm, dược phẩm, máy móc thiết bị, ô tô…).

Đó cũng là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU, khi Việt Nam mở cửa thêm nhiều thị trường dịch vụ cho EU trong EVFTA. Là một nền kinh tế đang phát triển định hướng xuất khẩu, Việt Nam có nhu cầu đặc biệt lớn về các dịch vụ phục vụ sản xuất mà EU có thế mạnh (dịch vụ tài chính, logistics, phân phối, cơ sở hạ tầng…). Việt Nam cũng là thị trường có sức phát triển ấn tượng về các dịch vụ như bán lẻ, giáo dục, y tế…

Đó còn là cơ hội cho các nhà đầu tư EU để được bảo hộ tốt hơn, an toàn hơn khi đầu tư vào Việt Nam – một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn và có độ sinh lời cao. Việt Nam cũng sẽ là một cửa ngõ để các nhà đầu tư EU tiến vào các thị trường ASEAN, liên minh Á - Âu, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã có Hiệp định thương mại (FTA), với đầy đủ các lợi thế tương tự như DN Việt Nam.

* PV: Chúng ta kỳ vọng rất nhiều từ việc ký kết 2 hiệp định thương mại, đầu tư này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện thực hoá những kỳ vọng này không hề dễ dàng, như thực tế một số FTA mà chúng ta đã ký kết cho thấy. Quan điểm của ông thế nào?

- TS Vũ Tiến Lộc:Lo ngại đó là có cơ sở. Một kết quả khảo sát cho thấy, trên 60% DN tư nhân được hỏi không biết gì về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, hơn 70% không biết về CPTPP, về các FTA. Điều đó có nghĩa là ngay cả thông tin DN cũng chưa biết, chưa nói đến hiểu sâu, hiểu đúng và thực hiện hiệu quả. Trong quá trình thực hiện các FTA vừa qua, chúng ta mới hiện thực hoá khoảng 40% lợi ích từ các hiệp định. Trong 40% đó, khu vực FDI tận dụng trên 70%, DN Việt Nam chỉ tận dụng được 30%. Đây thực sự là thách thức mà chúng ta phải giải quyết. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện CPTPP, EVFTA, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, Bộ Công thương để hướng dẫn, thông tin cho DN tận dụng tốt cơ hội này.

Tất nhiên, vấn đề này có trách nhiệm từ hai phía. Bên cạnh trách nhiệm của VCCI, các cơ quan của Chính phủ, địa phương, còn có vai trò chủ động của các DN. DN Việt Nam phải chủ động nhiều hơn, ngay cả DN nhỏ, siêu nhỏ cũng phải hiểu rằng không phải chỉ ra thế giới chúng ta mới cần cạnh tranh với thế giới. Giờ đây, ngay trên sân nhà, cạnh tranh quốc tế đã đến tận cửa nhà chúng ta rồi, nên DN phải hiểu và chuẩn bị cho điều đó.

* PV: Vậy tới đây, DN Việt Nam cần làm gì để khai thác hiệu quả cơ hội lớn từ hiệp định này, thưa ông?

- TS. Vũ Tiến Lộc:Cơ hội lớn nhưng cũng đi cùng khó khăn, thách thức không nhỏ. Sự chuẩn bị của DN trước hết là phải tiếp cận được thông tin thị trường. Để làm điều này cần sự phối hợp từ hai phía. Cùng với VCCI, các hiệp hội DN phải ngay lập tức cung cấp đầy đủ thông tin cho DN, thông tin phải chi tiết đến từng mặt hàng, từng dòng thuế, từ đó các DN định vị được hoạt động kinh doanh của mình, lựa chọn được điểm đến cần thiết, theo đó có thể lựa chọn được đối tác, khách hàng của mình.

Điều rất quan trọng nữa là, suy cho cùng, DN có tận dụng được hay không chính là từ việc có nâng cao được năng lực cạnh tranh hay không? Để làm được điều đó cần phải tái cấu trúc tài chính, nâng cấp quản trị, tái cấu trúc ngành hàng hướng tới khai thác các thị trường mới mở. DN cũng phải cạnh tranh với hàng châu Âu trên thị trường Việt Nam với mức thuế thấp hơn nhiều. Do đó, tôi nghĩ sự đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tốt cốt lõi để thành công.

Trong quá trình đổi mới, sáng tạo, phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đây là mẫu số chung để các DN toàn cầu, đặc biệt là các DN phát triển tương tác với chúng ta. DN Việt Nam phải bám sát các tiêu chuẩn về phát triển bền vững để tái cấu trúc toàn bộ hoạt động quản trị và chiến lược kinh doanh của mình, đảm bảo cân đối các mục tiêu về lợi nhuận với mục tiêu về xã hội.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Những mốc thời gian chính của EVFTA

* Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

* Tháng 6/2012: Bộ trưởng Công thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

* Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết hiệp định.

* Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật

* Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi EVFTA thành một hiệp định riêng.

* Tháng 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

* Tháng 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

* Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và EVIPA.

* Ngày 25/6/2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các hiệp định.

Hoàng Yến (thực hiện)

相关文章

最新评论