游客发表
发帖时间:2025-01-10 01:57:00
Theổsungquyđịnhxửphạthànghóagiảmạonhãnhiệuchỉdẫnđịalýsoi kèo suwon fco Bộ KH&CN, Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và tạo thuận lợi cho các lực lượng thực thi trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13/6/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Các Nghị định này đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tạo hành lang pháp lý hữu hiệu để đảm bảo công tác xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Luật số 67/2020/QH14 được ban hành với những quy định sửa đổi, bổ sung liên quan trực tiếp đến các Nghị định nêu trên như: bổ sung quy định về vi phạm hành chính nhiều lần; bổ sung quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm; sửa đổi, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; tăng thẩm quyền xử phạt của một số chức danh; thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính...
Những nội dung sửa đổi, bổ sung này trong Luật số 67/2020/QH14 đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung tương ứng tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
Đồng thời, trong quá trình triển khai thi hành các Nghị định nêu trên đã phát sinh những bất cập, hạn chế, đặc biệt trong quá trình thanh tra và xử lý vi phạm. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các Nghị định hiện hành nhằm tháo gỡ vướng mắc thực tiễn cũng là yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cần phải giải quyết.
Bộ KH&CN cho biết, mục đích xây dựng dự thảo nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KH&CN, bảo đảm phù hợp với Luật số 67/2020/QH14 và tháo gỡ những vướng mắc lớn trong thực tiễn, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên thực tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Riêng đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Bộ KH&CN cho biết, thực tiễn tổ chức thực hiện Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể như sau: (i) Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ban hành năm 2013, chưa quy định xử phạt đối với hành vi xuất khẩu tuy nhiên Luật Hải quan năm 2014 (Điều 74) quy định thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; (ii) Quy định hiện hành tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP không phù hợp khi vừa áp dụng xử phạt bổ sung tịch thu tang vật và vừa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; (iii) Quy định hiện hành tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm không phù hợp khi áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm mà không quy định điều kiện, tiêu chí áp dụng; (iv) Quy định hiện hành tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả không phù hợp khi liệt kê tất cả các biện pháp tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14;
(v) Một số quy định tại Điều 6, Điều 27 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, bản chất của quan hệ dân sự và thực tiễn áp dụng, thi hành. Từ thực tiễn này, Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Lực lượng Quản lý Thị trường kiểm tra cơ sở kinh doanh gần 2.000 chiếc khẩu trang giả mạo nhãn hiệu Gucci và Puma tại Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh minh họa相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接