Từ chàng thanh niên nhặt sắt vụn
Phạm Văn Sự (sinh năm 1985) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại Thị trấn Kép,ừchàngthanhniênnhặtsắtvụnthànhđạigiatrẻphốnúxem lịch thi đấu bóng đá tối nay Lạng Giang, Bắc Giang. Bố mẹ anh vốn sống chỉ dựa vào đồng ruộng nên việc cáng đáng theo 8 người con là một điều vô cùng vất vả.
Sự là con út trong nhà, cũng bởi vì thế mà anh luôn là người thầm lặng và sống tình cảm nhất. Chứng kiến cảnh cha mẹ cùng anh chị hàng ngày cật lực làm việc mà vẫn không đủ ăn, chàng thiếu niên thủa ấy đã tự nhủ với bản thân mình lớn lên sẽ thành đạt để giúp đỡ gia đình.
Con đường học hành của Sự không được mấy thuận lợi. Học hết lớp 12, Sự không thi đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn. Chính vì vậy, anh đành phải theo học tại một trường học khác. Để có tiền nuôi anh học đại học, người mẹ nghèo khổ đã phải đi làm xa gia đình nhiều năm. Nhưng khi tốt nghiệp, anh cũng chẳng thể kiếm nổi một công việc tốt. Anh quyết tâm đến một nơi khác để lập nghiệp.
Năm 2004, khi được người quen giới thiệu, chàng thanh niên lặn lội lên mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) để nhặt sắt vụn.
Ánh mắt suy tư như dội ngược về quá khứ, anh Sự chia sẻ: "Hồi ấy mới ra trường, nhiều người rủ tôi lên Tĩnh Túc để nhặt sắt vụn kiếm sống. Lúc đấy tôi cũng suy nghĩ, giờ muốn làm gì cũng cần phải có tí vốn mới được nên tôi quyết định nghe theo. sau 8 tháng trời dành dụm, tôi bỏ ra được 12 triệu đồng ".
Đường lập nghiệp gian truân
Cầm theo 12 triệu trong tay, người thanh niên trẻ nhiệt huyết tiếp tục lên Lạng Sơn học nghề sửa chữa ô tô. Mảnh đất Lạng Sơn lắm thầy, nhiều thợ nên sau khi học thành nghề, anh không có ý định sẽ lập nghiệp ở đó.
Năm 2005, anh Sự quyết định vay vốn và xuống Hà Nội mở cửa hàng rửa xe và sửa chữa ô tô gần bến xe Mỹ Đình. Sau hơn 3 năm miệt mài cố gắng, cửa hàng của anh Sự đi vào hoạt động ổn định và thu được nhiều lợi nhuận. Chỉ trong 3 năm đó, chàng thanh niên nhiệt huyết ngày nào đã biến 12 triệu ít ỏi từ việc nhặt sắt vụn thành cơ ngơi hàng tỷ đồng.
Công việc làm ăn thuận lợi, Sự liền nghĩ ngay đến việc báo hiếu cho bố mẹ. Anh muốn xây cho bố mẹ một ngôi nhà khang trang để an vui lúc tuổi già. Trong quá trình dựng nhà, cần dùng đến gỗ, anh Sự nhanh ý phát hiện ra nguồn gỗ ở quê hương rất dồi dào, thành phẩm từ gỗ lại mang lại lãi khá cao nên anh đã nuôi trong mình ý định trở về quê hương lập nghiệp.
Quả quyết và táo bạo, năm 2009, chàng thanh niên trẻ tuổi đã thu hồi vốn tại cửa hàng xe và về quê lập nghiệp.
Đất Bắc Giang vốn được trời ưu ái khi có nhiều nguồn gỗ tốt. Nhiều gia đình tại địa phương cũng đã mở cửa hàng xẻ gỗ, chế biến gỗ nhưng vẫn chưa phát huy được tối đa ưu thế này.
Kể về quyết định đó, anh Sự chia sẻ thêm: "Thời kỳ đó ở đây có nhiều hộ gia đình mở cửa hàng gỗ nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún nên chưa có nhiều kỹ thuật, sức cạnh tranh cũng vì thế mà chưa cao".
Sự tự học tập và nghiên cứu về thị trường gỗ để mở xưởng. Không chỉ vậy, Sự còn lặn lội về tận Nam Định - nơi vốn nổi danh bởi nghề Đồng Kỵ để mời thợ có tay nghề đến làm việc trong xưởng của mình. Với gần 5 tỷ đồng trong tay, Sự đầu tư mở xưởng gỗ lớn nhất vùng và trang bị nhiều máy móc hiện đại.