【bóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến】Xuất khẩu thủy sản: Khó giữ đà tăng trưởng?
Nhiều dư địa cho xuất khẩu thủy sản | |
Doanh nghiệp thuỷ sản vẫn "khó" khâu kiểm dịch,ấtkhẩuthủysảnKhógiữđàtăngtrưởbóng đá trực tuyến bóng đá trực tuyến mong mau gỡ "thẻ vàng" | |
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi |
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Ảnh: TTXVN |
Vượt khó để xuất khẩu
Trong thời gian qua, các DN XK thủy sản được đánh giá có nhiều nỗ lực vượt khó để XK, kim ngạch XK sang nhiều thị trường tăng trưởng rất tốt. Thị trường EU là một điển hình, đây là thị trường XK thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm trên tỷ trọng 11%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2021, XK thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU tăng 20% đạt trên 486 triệu USD, trong đó, XK các sản phẩm hải sản khai thác tăng 24% đạt 154 triệu USD (chiếm 32%), thuỷ sản nuôi trồng tăng 18% đạt 333 triệu USD (chiếm 68%). Trong số các mặt hàng thủy sản XK sang EU, mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất với 52,5% tổng kim ngạch thuỷ sản sang EU với 256 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, thị trường EU hiện là thị trường XK thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong đó, những thị trường chi phối trong khối này là Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy là những thị trường chính tiêu thụ tôm và cá ngừ của Việt Nam.
Không chỉ vậy, nhiều mặt hàng XK chủ lực tăng cao ở nhiều thị trường. Nửa đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. XK sang các thị trường chính, trừ Trung Quốc đều tăng trưởng tốt. Đây là nỗ lực lớn của DN XK tôm Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện cho đến nay. Dự kiến tốc độ tăng trưởng XK tôm Việt Nam trong tháng 7, sẽ giảm nhẹ do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp và biến chủng Delta phát triển trên thế giới.
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, tính riêng trong tháng 6/2021, xuất khẩu mặt hàng cá ngừ sang các thị trường nhập khẩu chính đều tăng trưởng khả quan, trừ Nhật Bản giảm 0,8% và Israel giảm 9%. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 103 thị trường trên thế giới. Hiện, Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ. Tính đến hết tháng 6/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đạt 153 triệu USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, giá cước vận chuyển tăng mạnh, đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà cung cấp cá ngừ từ châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thị trường Mỹ. Do đó, mặc dù xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Lo đứt gãy chuỗi sản xuất
Hiện nay, thủ phủ chế biến, XK thủy sản tại ĐBCSL đang bùng phát dịch Covid-19, không ít DN thủy sản đã ngưng hoạt động do có ca nhiễm. Dịch bệnh Covid-19 đang là mối lo của tất cả các nhà máy chế biến, XK ở ĐBSCL. Mặc dù đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó rất kỹ càng nhưng cũng không tránh khỏi lo lắng. Trong khi đó từ khâu nuôi trồng đến chế biến và XK đều đang phải gấp rút chạy cho kịp các đơn hàng XK. Nếu chỉ cần một khâu bị đứt gãy thì thiệt hại sẽ kéo theo chuỗi giá trị từ DN - người nông dân - công nhân đều bị sụp đổ.
Theo VASEP, XK thủy sản sang nhiều thị trường khó giữ được đà tăng trưởng. Bà Lê Hằng phân tích, hiện kinh tế các nước EU đang hồi phục nhờ những chuyển biến tích cực sau chương trình tiêm phòng vắc xin chống Covid-19 và các gói hỗ trợ sau đại dịch. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản từ thị trường EU bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3/2021 và dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm. Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội này đẩy mạnh XK sang thị trường EU nếu nhanh chóng kiểm soát được dịch Covid -19 đang bùng phát ở TPHCM và một số tỉnh ĐBSCL.
Tuy nhiên, với thực trạng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, một số doanh nghiệp thủy sản đã phải tạm ngừng hoạt động do có ca F0, cùng với vấn đề thẻ vàng IUU, XK thuỷ sản sang EU nửa cuối năm không thể duy trì tăng trưởng như nửa đầu năm. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo, ước tính XK thuỷ sản sang EU nửa cuối năm sẽ đạt khoảng 600 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ, đưa kết quả XK cả năm 2021 lên 1,087 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2020.
Có thể thấy, XK thủy sản của Việt Nam sang nhiều thị trường vẫn tiếp tục vượt khó để tăng trưởng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng XK sang các thị trường lại đang chậm lại. Theo phản ánh từ các doanh nghiệp XK, chi phí vận chuyển tăng đang khiến cho rất nhiều đơn hàng bị dồn ứ lại không xuất khẩu được. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát tại TPHCM và lan ra nhiều địa phương ĐBCSL khiến sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Do vậy, để duy trì sản xuất, XK, mong muốn lớn nhất của DN thời điểm hiện nay chính là sớm được ưu tiên tiếp cận nguồn vắc xin bởi đặc thù ngành thủy sản làm việc chủ yếu trong môi trường lạnh thì mối nguy lây nhiễm càng lớn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- Sản xuất thông minh: Xu thế tất yếu cho sự phát triển của doanh nghiệp
- Sửa đổi một số luật của Ukraine trong lĩnh vực thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Hơn 3.000 cơ sở sản xuất nông lâm thuỷ sản tham gia truy xuất nguồn gốc
- Biển số ô tô 65A
- Đẩy mạnh hoàn thiện tiêu chuẩn hóa về phát triển nông nghiệp hữu cơ
- Các lợi ích đạt được khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001
- Tiêu chuẩn cho công nghệ nấu ăn thông minh – Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
- Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- Cầu Vàng và những chuyện kể về vẻ đẹp Việt Nam bằng âm nhạc và kiến trúc
- Truy xuất nguồn gốc nông sản: Doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng hưởng lợi
- Các tiêu chuẩn thử nghiệm mới cho sữa công thức
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Tình cờ tìm ra thế giới đã mất 280 triệu tuổi nhờ đi bộ
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Cầu Vàng và những chuyện kể về vẻ đẹp Việt Nam bằng âm nhạc và kiến trúc
- PC Ninh Bình
- ISO 3834 giúp Công ty TNHH Công nghệ sơn Hoàn Hảo nâng cao năng suất
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Cải cách kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu