【ti lệ nhà cái】Xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng
Ngày 7/6, Amazon Global Selling phối hợp cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - thuộc Bộ Công Thương khai mạc Hội nghị Thương mại Điện tử xuyên biên giới “Tinh hoa Châu Á, Bứt phá toàn cầu” tại Việt Nam.
Sự kiện này nhằm cập nhật các thông tin mới nhất về ngành thương mại điện tử, ngày kết nối các nhà cung cấp dịch vụ, gồm 14 nhà cung cấp dịch vụ trong ngành đến từ nhiều danh mục dịch vụ khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên giới thiệu sự góp mặt các nhà bán hàng thành công của Amazon từ các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam.
Theo nghiên cứu mới nhất của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027, nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ. Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử. Bên cạnh đó, các MSMEs địa phương cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường đến các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới.
Nhìn thấy tiềm năng của ngành này, Amazon Global Selling phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) tổ chức Hội nghị Thương mại Điện tử xuyên biên giới 2023 tại Việt Nam, với mong muốn nâng cao nhận thức về TMĐT xuyên biên giới trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước, mang kinh nghiệm triển khai xuất khẩu online từ các nước trong khu vực và từ các chuyên gia trong ngành để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tốc nhập cuộc, phát triển kinh doanh quốc tế, đưa các sản phẩm và thương hiệu Việt đến khách hàng trên toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Với sự có mặt của các đại diện từ cơ quan Chính phủ và lãnh đạo Amazon Global Selling Việt Nam, khách tham dự sự kiện có cơ hội được cập nhật thông tin về cơ hội và xu hướng ngành thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như đánh giá mức độ sẵn sàng gia nhập của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện cũng sẽ điểm lại các sáng kiến và kế hoạch của Chính phủ và Amazon Global Selling nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững, mở đường cho các thương hiệu Việt tiếp cận thị trường quốc tế.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ: "Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp bán hàng Việt Nam trên Amazon đã tăng 45% trong năm 2022. Nhiều doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô. Chúng tôi hiểu được những câu hỏi mà doanh nghiệp đang gặp phải . Chính vì vậy, chúng tôi nỗ lực hợp tác với các cơ quan Chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ để tổ chức sự kiện này nhằm khích lệ, hỗ trợ và trao quyền cho các doanh nghiệp xuất khẩu online".
Trả lời VietNamNet về đóng góp của thương mại điện tử xuyên biên giới với phát triển kinh tế số của Việt Nam, ông Gijae Seong cho rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ thúc đẩy kinh tế số Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
“Thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam còn rất tiềm năng. Khi tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp doanh nghiệp số hóa nhanh hơn. Từ đó, chúng ta nắm bắt thông tin khách hàng trên toàn cầu qua các công cụ số hóa để kịp thời cải thiện về sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi số nhanh hơn.
Thông qua công cụ hỗ trợ của Amazon, doanh nghiệp Việt có sức bền và xây dựng thương hiệu toàn cầu cho hàng hóa Việt Nam. Những câu chuyện thành công của doanh nghiệp Việt Nam sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác”, ông Gijae Seong nói.
Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA) cho biết: “Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ. iDEA đã và đang đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà MSMEs gặp phải. Đồng thời cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh quốc tế và đạt được thành công trên quy mô toàn cầu".
Kể từ khi thành lập đội ngũ chuyên trách tại Việt Nam vào năm 2019, Amazon Global Selling đã hỗ trợ hàng nghìn đối tác bán hàng Việt Nam, mang hàng triệu sản phẩm Made in Vietnam đến với khách hàng trên toàn thế giới mỗi năm.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Dự thảo Luật Quy hoạch: Sẽ tinh giản 70 văn bản luật
- ·Hãng hàng không giá rẻ của Nhật muốn mở đường bay tới Việt Nam
- ·Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm ra diện rộng
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 61 phát hành ngày 21/5/2020
- ·Việt Nam và Singapore nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng
- ·Thúc đẩy hội nhập và đoàn kết ở Mỹ la
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Quảng Nam yêu cầu Công ty 6666 dừng hoạt động chế biến khoáng sản
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Đồng Nai: Phát hiện gần 34.000 cuốn sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo
- ·Tổ chức khủng bố Boko Haram có dấu hiệu suy yếu
- ·Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Corruption fight must put common interest above all: Top leader
- ·Nới room không phải là phương thuốc thần
- ·Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Vịnh Bắc Bộ