【kq tran mc】Nâng bước học sinh nghèo
(CMO) Đầu năm học 2017-2018, dư luận rộ lên chuyện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập ở Cà Mau thực hiện theo kiểu “nơi có, nơi không”, chưa đúng với tinh thần Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ (Nghị định 86). Nắm bắt thông tin này, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh thành lập ngay đoàn giám sát thực hiện việc kiểm tra, giám sát về nội dung dư luận quan tâm.
Trực diện vào điểm nóng
Trên tinh thần đổi mới hoạt động của cơ quan dân cử, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện đã nhiều lần nhấn mạnh: “Cơ quan dân cử, từng đại biểu của dân phải thể hiện vai trò, trách nhiệm và tâm huyết, phải dám nhìn thẳng, nhìn thật và trực diện vào những điểm nóng mà xã hội quan tâm”.
Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ khoá IX, các ban của HĐND theo lĩnh vực được phân công nhiệm vụ luôn bám sát hơi thở đời sống, có mặt kịp thời và cùng với các cấp, các ngành tháo gỡ những tồn tại của địa phương. Hoạt động của HĐND vì thế không còn khuôn mẫu theo kiểu “nghị trường” mà sát sườn với đòi hỏi bức thiết của cử tri, đặt quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của cử tri lên trên hết.
Hàng loạt các vấn đề “nóng” của Cà Mau thời gian qua được mang ra bàn bạc, thảo luận, cùng tìm giải pháp và song hành đó là chế độ “hậu kiểm”, “hậu giám sát” chặt chẽ đã củng cố vững chắc niềm tin của người dân. Qua rồi cung cách làm việc “Hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều”, cơ quan dân cử đang nhất quán phương châm: Hứa đi đôi với làm, làm đến nơi, đến chốn và phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của cử tri. Bởi vậy, khi một số nơi trong tỉnh diễn ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng; Hay chế độ chính sách của giáo viên, học sinh còn tồn tại bất cập; Hoặc mới nhất là chủ trương sắp xếp lại hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên… đều có sự hiện diện, tiếng nói của đại biểu, của cơ quan dân cử. Ở đây, vai trò của cơ quan dân cử không chỉ là nắm bắt, giám sát đơn thuần, mà đó là cơ chế tác động qua lại một cách chủ động, hướng đến mục tiêu giải quyết triệt để, kịp thời những ùn ứ của đời sống.
Trở lại với việc thực hiện Nghị định 86, theo quy định, 1 năm cấp chế độ hỗ trợ chi phí học tập 2 lần. Tuy nhiên, kết thúc năm học 2016-2017, một số trường vẫn chưa thực hiện chế độ này. Theo Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Ngô Ngọc Khuê, điều này “làm thiệt thòi quyền lợi của học sinh, có trường hợp học sinh chưa nhận được tiền hỗ trợ đã chuyển trường, thậm chí nghỉ học”. Nhìn nhận về nguyên nhân, bà Khuê cho rằng: “Chủ yếu do công tác tuyên truyền, triển khai, quán triệt các văn bản trong hệ thống chính trị, nhất là hệ thống ngành giáo dục trong Nhân dân chưa tốt. Việc phối hợp giữa chính quyền cơ sở với nhà trường từng lúc, từng nơi chưa thật chặt chẽ, nhất là trong việc xét, cấp sổ cho đối tượng hộ nghèo”.
Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Ngô Ngọc Khuê khảo sát trường lớp, đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lê Hồng Phong, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân. |
Nghị định 86 quy định khá rõ ràng về tiêu chí, đối tượng thụ hưởng, hồ sơ cũng tương đối đơn giản, tuy nhiên, phải qua nhiều tầng bậc và liên quan đến nhiều cấp, ngành, lĩnh vực nên cần sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và chặt chẽ. Theo đó, hộ gia đình có học sinh thuộc diện hỗ trợ làm hồ sơ gởi về trường, trường thống kê gởi về phòng GD&ĐT, phòng lại chuyển danh sách cho phòng tài chính huyện (thành phố), sau đó mới tổng hợp về UBND huyện, huyện gởi về Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT lại chuyển cho Sở Tài chính, Sở Tài chính tổng hợp cho UBND tỉnh... Cứ thế, hồ sơ lên tới các bộ Trung ương và được Chính phủ phê duyệt kinh phí. Thêm một vướng mắc nữa, đó là đối tượng hộ nghèo chỉ được bình xét vào cuối năm, trong khi đó năm học lại bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau nên rất khó thống kê chính xác.
Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Đức Tiến nhận xét: “Nghị định 86 là chủ trương có tác động tích cực đến lĩnh vực giáo dục Cà Mau, bởi đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhiều học sinh đến trường trong lo âu, thấp thỏm vì điều kiện kinh tế thiếu thốn”. Ban Văn hoá - Xã hội đã đến với các địa phương gặp vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định 86, như ông Tiến khẳng định: “Chúng tôi không hề có ý phê phán, công kích hoặc bêu xấu địa phương nào, mục đích cuối cùng là làm sao các em học sinh được thụ hưởng đúng chế độ, chính sách, để đường đến trường bớt nỗi nhọc nhằn”.
Chung tay vì tương lai
Trở lại Phú Tân vào năm học mới 2018-2019, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Huyện có 46 trường, trường nào cũng có học sinh thuộc diện hưởng chế độ theo Nghị định 86. Phải nói rằng, sự hỗ trợ này là hết sức cần thiết cho đối tượng học sinh khó khăn, nhất là những em có nguy cơ bỏ học. Từ năm học 2017-2018, huyện đã thực hiện rất nghiêm túc nghị định này, gia đình và các em học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng rất phấn khởi. Cũng phải nói thêm rằng, năm học 2016-2017, việc thực hiện của địa phương còn hạn chế nhưng đó cũng là tình hình chung cả tỉnh”. Theo thống kê, học kỳ I năm học mới, Phú Tân có hơn 1.200 học sinh thuộc đối tượng miễn giảm học phí với số tiền gần 114 triệu đồng; 975 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập với số tiền 390 triệu đồng.
Gần 1/3 học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu, xã Nguyễn Việt Khái đã nhận được hỗ trợ từ Nghị định 86, giúp các em thêm vững vàng trên con đường tới lớp. |
Cũng theo ông Dũng, sau đợt giám sát, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh liên tục nắm bắt thông tin, có khi là gọi điện trực tiếp để dõi theo việc thực hiện Nghị định 86. Chính từ sự chia sẻ, tác động của ban mà các vướng mắc, hạn chế trong việc triển khai thực hiện Nghị định 86 dần được tháo gỡ, thực hiện một cách bài bản, đúng quy định. Riêng ngành giáo dục Phú Tân, ông Dũng khẳng định: “Không để sót bất cứ một học sinh nào thuộc diện được thụ hưởng chế độ”. Trong câu chuyện, ông Dũng cũng chia sẻ rằng, nhiều chính sách có hiệu lực nhưng vì hàng loạt nguyên nhân mà trên thực tế triển khai chậm, thậm chí là triển khai sai hoặc có nơi không triển khai. Do đó, tiếng nói của cơ quan dân cử, của đại biểu là hết sức cần thiết.
Tại Trường THCS Võ Thị Sáu, xã Nguyễn Việt Khái, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thụ thông tin: “Trường có gần 300 học sinh, phần nhiều các em có hoàn cảnh khó khăn, sống ở xóm đê, nhánh xa rất cần hỗ trợ. Nghị định 86 giúp trường duy trì sĩ số, giúp các em an tâm học hành. Không tính về lợi ích vật chất, mỗi đồng tiền đối với các em đều đáng quý, nó là hành trang để mỗi em hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn”. Học kỳ mới này, nhà trường có 29 em được hỗ trợ chi phí học tập với số tiền gần 12 triệu đồng; 42 em thuộc dạng miễn giảm học phí với số tiền gần 4,5 triệu đồng. Tất cả các em đều có hoàn cảnh riêng hết sức thắt ngặt, con đường đến trường lúc nào cũng ám ảnh chuyện chi phí. Ai dám chắc, các em học sinh này, nếu không có sự hỗ trợ sẽ tiếp tục đi học, tiếp tục nuôi dưỡng hoài bão tương lai?
Em Lê Hồng Ảnh, học sinh lớp 7A1, nhà ở xóm đê ấp Cái Đôi Nhỏ, cha chạy xe ôm, mẹ làm mướn nuôi 2 chị em ăn học. Hồng Ảnh chia sẻ: “Nhà em thuộc hộ nghèo, em được miễn học phí, mỗi năm còn nhận được 900 ngàn đồng tiền hỗ trợ. Em dùng tiền này mua sách vở, dụng cụ học tập, chi phí đi học nên đỡ cho cha mẹ lắm”. Còn em Lê Thị Huyền Trân, lớp 9A1, nhà ở cửa biển, ấp Sào Lưới Đông, tâm sự: “Cha em đặt lú dưới sông, mẹ mần mướn nuôi 3 anh em đi học. Nhiều lúc khó khăn quá nhà kêu em nghỉ học. Cũng nhờ có chế độ hỗ trợ mà em được học tiếp, mừng lắm”. Ngày ngày Huyền Trân đạp xe hơn 8 cây số tới trường, nhưng với em, đường đến trường bây giờ vui hơn, gần hơn, bởi em biết chắc chuyện học tập của mình sẽ không dang dở.
Năm học mới này, niềm vui nho nhỏ ấy đã đến với hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn ở khắp nơi trong tỉnh. Không ai có thể đong đếm hết ý nghĩa, giá trị của những đồng tiền nhân văn ấy. Chung tay vì thế hệ mai sau, nâng bước các em đến trường là chuyện nên làm, đáng làm và cần sự đồng thuận của toàn xã hội./.
Phạm Quốc Rin
(责任编辑:Cúp C2)
- Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- Nỗ lực thực hiện mục tiêu kép
- Duy trì thực hiện “mục tiêu kép”
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 8,7%
- Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Cao điểm sản xuất hàng tết
- Trồng nấm rơm cho lợi nhuận cao
- Khu đô thị An Bình – Cần Thơ hút nhà đầu tư các tỉnh
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Huệ
- Giá cam sành và cam xoàn tăng cao
- Hội thảo phát triển nông nghiệp bền vững vùng nông thôn ĐBSCL
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- Huyện Long Mỹ: Khởi công xây dựng Khu hành chính huyện
- Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- Hoàn thiện quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể Xoài cát Hậu Giang
- Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng hóa
- Ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông nghiệp
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- Đưa kinh tế phát triển toàn diện