您的当前位置:首页 > La liga > 【bxh thổ nhĩ kỳ】Chiến lược an ninh mới của Mỹ có thể coi là một bước đi nguy hiểm 正文

【bxh thổ nhĩ kỳ】Chiến lược an ninh mới của Mỹ có thể coi là một bước đi nguy hiểm

时间:2025-01-11 08:19:29 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Tên lửa SM-3 Block IIA được phóng thử từ California, Mỹ. (Ảnh: Missile Defense Agency/TTXVN) Trong bxh thổ nhĩ kỳ

chien luoc an ninh moi cua my co the coi la mot buoc di nguy hiem

Tên lửa SM-3 Block IIA được phóng thử từ California,ếnlượcanninhmớicủaMỹcóthểcoilàmộtbướcđinguyhiểbxh thổ nhĩ kỳ Mỹ. (Ảnh: Missile Defense Agency/TTXVN)

Trong báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân 2018 (NPR) dài 75 trang này, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định rằng Mỹ đang đối mặt với một môi trường đe dọa hạt nhân lớn chưa từng có trong bối cảnh các đối thủ tiềm tàng của Mỹ gồm Triều Tiên, Iran, Trung Quốc và đặc biệt là Nga, đạt được những tiến bộ trong việc phát triển và triển khai vũ khí hạt nhân cũng như các hệ thống phóng đầu đạn hạt nhân.

Đây là yếu tố thúc đẩy Mỹ tìm phải tìm kiếm chiến lược phát triển mới để "ngăn chặn các vụ tấn công chiến lược nhằm vào đất nước Mỹ, các đồng minh và các đối tác" theo lý giải của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Chiến lược cụ thể mới bao gồm việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân theo hướng nhỏ gọn hơn như một lựa chọn tối ưu cho các tình huống khẩn cấp, bao gồm các cuộc tấn công phi hạt nhân.

Ngoài ra, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hệ thống bộ ba hạt nhân chiến lược, bao gồm các vũ khí hạt nhân trên bộ, trên biển và trên không, được triển khai rộng rãi hồi thập niên 80 của thế kỷ trước, cho đến khi các chương trình thay thế khác.

Khi còn tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập tới tương lai chính sách nguyên tử của Mỹ theo hướng xóa sổ hoàn toàn loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Vì vậy, với nội dung trái ngược này, chiến lược an ninh mới của Mỹ có thể coi là một bước đi nguy hiểm.

Các loại vũ khí hạt nhân dù có sức công phá thấp nhưng mức độ hủy hoại của nó có thể tương tự hai quả bom mà Mỹ đã thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Trong khi đó, Mỹ hiện đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, bao gồm 150 bom hạt nhân B-61 triển khai rải rác khắp châu Âu.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi tay những kẻ cực đoan.

Khi đó, hậu quả sẽ là khôn lường. Thêm vào đó là thế giới bị cuốn vào vòng xoáy của một cuộc chạy đua vũ trang không cần thiết trong khi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cấp bách.

Vì vậy, chiến lược hạt nhân của này chính quyền Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của nhiều nước, đồng thời gây ra những quan ngại trong giới phân tích quốc tế.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đã lên án bản chất "hiếu chiến" và "chống Nga" trong chính sách hạt nhân mới của Mỹ, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia của mình.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel khẳng định châu Âu cần phải đi đầu trong việc thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân.

Theo quan chức này, cũng giống như thời Chiến tranh Lạnh, châu Âu hiện đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới.

Đây cũng chính là lý do vì sao khu vực châu Âu cần phải bắt đầu đưa ra những sáng kiến mới về kiểm soát và giải trừ vũ khí.

Ngoại trưởng Gabriel khẳng định Berlin sẽ phối hợp với các đồng mình và đối tác để xúc tiến và tiến hành giải trừ vũ khí trên toàn thế giới.

Giới phân tích quốc tế cũng đưa ra những đáng giá tương tự về mức độ nguy hiểm của chiến lược này. Nhà đồng sáng lập Trung tâm Stimson - cơ quan chống phổ biến hạt nhân có trụ sở ở Washington, ông Barry Blechman nhận định chiến lược hạt nhân mới của Mỹ đã tạo ra mối nguy hạt nhân rất lớn.

Ông cảnh báo: "Chúng ta đang trên đỉnh của kỷ nguyên mới về phổ biến hạt nhân."

Trong khi đó, bà Lisbeth Gronlund - một nhà khoa học cấp cao thuộc Union of Concerned Scientists, đánh giá với chiến lược hạt nhân mới, Tổng thống Trump đang khiến an ninh của Mỹ bị đe dọa cả ở thời điểm hiện tại và về lâu dài.

Bà cho rằng Washington đangở ranh giới giữa chiến tranh hạt nhân và chiến tranh thông thường.

Còn theo đánh giá của ông Kingston Reif, Giám đốc Viện Nghiên cứu giải trừ vũ khí thuộc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, chiến lược mới của Mỹ có thể làm kích động một cuộc chạy đua vũ trang kiểu mới.

Ông nhấn mạnh: "Nó không phải là một cuộc vũ trang về số lượng như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà là một cuộc chạy đua vũ trang với sự can dự lớn hơn của Mỹ và Nga cùng năng lực cải tiến của các loại vũ khí hạt nhân hiện có."

Có ý kiến chuyên gia đánh giá kho vũ khí hạt nhân của Mỹ cho đến nay vẫn là kho vũ khí lớn nhất và có năng lực nhất thế giới, bao gồm hàng nghìn đầu đạn hạt nhân trên các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, cùng với các loại bom hạt nhân và tên lửa hành trình có mang theo bom tầm xa.

Do đó, theo ông, mọi kế hoạch phát triển hạt nhân của Mỹ có thể dẫn tới "một cuộc chạy đua vũ trang mới và một thế giới nguy hiểm hơn."

Còn theo nhà nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương, bà Elisabeth Braw: "Dư luận châu Âu sẽ coi chiến lược mới này của Mỹ là một chính sách nguy hiểm khác của Tổng thống Trump vào thời điểm quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang căng thẳng hiện nay"./.