VN-Index thủng 970 điểm
Diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới xấu trong ngày đầu tuần phần nào thể hiện nhịp tăng tuần trước không chắc chắn. Thị trường Việt Nam cũng giống thế giới,àđầutưxảhàngthanhkhoảntăngmạsoi kèo liverpool hôm nay đang trải qua những phiên bật tăng sau khi rơi rất nhanh. Nếu các phiên tăng tuần trước chỉ là diễn biến phục hồi kỹ thuật, thị trường hoàn toàn có nguy cơ quay lại xu hướng giảm trước đó. Chính vì vậy nhà đầu tư đã đẩy mạnh thoát hàng trong phiên hôm nay.
VN-Index kết thúc phiên đã để mất 8,48 điểm tương đương 0,87%, là mức giảm mạnh nhất 5 phiên. Chỉ số đóng cửa xuống 966,83 điểm, mức thấp nhất 4 phiên. Như vậy đà phục hồi từ ngày 7/8 giúp VN-Index có được 9,38 điểm thì riêng hôm nay đã mất 8,48 điểm.
Áp lực giảm vẫn đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đang phục hồi thiếu ổn định. Các mã lớn nhất thị trường phiên này đều giảm sâu nhất: VIC giảm 1,58%, VHM giảm 1,54%, VCB giảm 1,8%, VNM giảm 2,16%, GAS giảm 1,96%, BID giảm 1,27%.
Chỉ số VN30 đại diện các blue-chips sàn HSX đóng cửa giảm 0,48%. Mức giảm này khá nhẹ là do chỉ số VN30 vẫn có các cổ phiếu nâng đỡ nhất định: PNJ tăng 1,52%, REE tăng 3,45%, TCB tăng 1,98%, VPB tăng 0,53%, MWG tăng 0,68%, MBB tăng 1,37%, CTG tăng 1,23%. Rất tiếc là các cổ phiếu này có trọng số khá nhỏ trong VN-Index.
Mặc dù vậy điểm nổi trội là chính trong nhóm VN30, cổ phiếu giảm giá vẫn áp đảo. Nhóm này số mã giảm gấp 2,2 lần số mã tăng. Trên cả sàn HSX tình trạng cũng không khá hơn được: cứ 1 mã giảm chỉ có 0,53 mã tăng.
Chỉ riêng số lượng cổ phiếu tăng giảm quá chênh lệch cũng đủ thấy xu hướng giảm giá đã xuất hiện đồng loạt. Nhà đầu tư không chỉ xả hàng ở các blue-chips mà còn ở tất cả các nhóm cổ phiếu khác. Không có gì bất ngờ, các mã tăng nóng mấy phiên trước hôm nay đều giảm: KBC giảm 2,48%, ITA giảm 1,13%, LHG giảm 1,38%, SZC giảm 5,53%, VSC giảm 3,45%, DVP giảm 4,48%...
Việc thị trường điều chỉnh giảm mạnh và trong một ngày xóa gần hết thành qủa tăng của 3 phiên cho thấy nhu cầu bán ra đang rất mạnh. Thậm chí cả những nhóm cổ phiếu “thời thượng” như logistic cũng bị xả. Những quan điểm về hưởng lợi từ chiến tranh thương mại vốn là lý do để cổ phiếu khu công nghiệp, cảng biển tăng giá mấy ngày trước, đột nhiên không còn tác dụng trong ngày hôm nay.
Thanh khoản tăng vọt
Điểm nhấn của phiên hôm nay là thanh khoản gia tăng khá cao so với trung bình. Tuy tổng giá trị giao dịch chỉ tăng hơn 10% so với hôm qua nhưng giao dịch khớp lệnh tăng gần 22%, lên 3.564 tỷ đồng, mức tốt nhất 3 phiên.
Thanh khoản tăng là do giao dịch gặp nhau về giá. Điểm dở là phiên này giá cổ phiếu giảm nhiều nên thanh khoản tăng là kết quả của hành động bán rẻ. Ngay cả ở những cổ phiếu vốn hóa lớn, hàng blue-chips, giao dịch T3 cũng không có nhiều lợi nhuận mấy ngày qua và hàng về nhà đầu tư cắt lỗ mạnh tay.
Có thể thấy dấu vết này ở những cổ phiếu như VCB, VNM, VHM, GAS... Tăng thì ít nhưng giảm thì nhanh là biểu hiện bất lợi của thị trường thường xảy ra ở các nhịp phục hồi kỹ thuật.
Thị trường không đạt lợi nhuận ngắn hạn sẽ khiến nhà đầu tư dễ bán ra hơn vì cắt lỗ sớm sẽ an toàn. Thị trường thế giới nói chung cũng chưa rõ khả năng chạm đáy điều chỉnh nên nguy cơ thị trường trong nước vẫn còn giảm thêm. Thực tế các thông tin có khả năng tác động đến thị trường lúc này hoàn toàn là từ bên ngoài. Vì vậy việc thị trường trong nước bám sát các biến động quốc tế và các thị trường chính cũng là điều dễ hiểu.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
3.295 tỷ đồng (_25%) | 142,7 triệu (+14%) | 269 tỷ đồng (-9%) | 21,5 triệu (0%) |
Khánh Nhi