【kêt quả bóng】Đồi Bằng Lăng cổ tích
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:22:46 评论数:
Với nhạc sĩ Võ Đông Điền,ĐồiBằngLăngcổkêt quả bóng đồi Bằng Lăng đã trở thành đồi thơ, một miền cổ tích. Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Đài PT-TH Bình Dương và Bình Phước, nhạc sĩ Võ Đông Điền đã sáng tác ca khúc “Đồi Bằng Lăng cổ tích” là cách thể hiện tình cảm của ông với nơi này.
Từ khi tỉnh Sông Bé được chia tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Đài Tiếp vận Bà Rá được giao lại cho Đài PT - TH Bình Phước quản lý và tiếp tục sứ mệnh của mình. Qua 25 năm hình thành và phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, như nhạc sĩ Võ Đông Điền đã viết: “Qua bao nhiêu năm một quãng đường, đầy tự hào qua mỗi bước đi. Qua bao năm đất lành Sông Bé nở cho đời hai đóa hồng nhung. Đóa hồng nhung vẹn toàn hương sắc…”.
Nhạc sĩ Võ Đông Điền
Nhạc sĩ Võ Đông Điền vô cùng trân quý công sức của những con người đầy nhiệt huyết năm xưa. Họ đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, hiểm nguy xây dựng thành công Đài Tiếp vận Bà Rá. Trên từng bậc thang, từng cung đường ở núi rừng Bà Rá đã thấm đẫm mồ hôi, công sức của những cán bộ, kỹ thuật viên, họ như những chiến sĩ lặng thầm trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, ngày đêm canh giữ làn sóng PT - TH mãi bay xa. Chính điều đó đã biến núi đồi hoang vắng trở thành “đồi thơ”.
Với lối tu từ ẩn dụ, nhạc sĩ Võ Đông Điền đã ví tiềm năng vùng đất Phước Long như là “nàng công chúa” được hoàng tử (là những người con quê hương Sông Bé) đánh thức để Phước Long hôm nay phát triển giàu đẹp, phồn vinh. Đài PT - TH Bình Dương và Bình Phước như 2 đóa hồng nhung rực rỡ, ngát hương, đưa ánh sáng văn hóa về với người dân, mang niềm vui đến khắp mọi nhà.“Cánh sóng bay xa qua khắp mọi miền. Từ đồng quê đến nơi phố thị. Từ đồng bằng cho đến vùng cao. Giờ đây sau 25 năm nhìn lại. Lòng bồi hồi nhớ chuyện ngày xưa”.
Chuyện ngày xưa chính là những khó khăn, gian khổ mà những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa đã trải qua. Trong điều kiện thiếu thốn vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, các anh đã băng rừng leo núi, không quản ngại khó khăn. Dù trời mưa hay nắng, dù ngày hè oi bức hay đêm đông buốt giá, từ chân núi Bà Rá, kỹ thuật viên phải gùi hành trang băng lên đỉnh núi với độ cao hơn 700m để phát sóng, mang đến nhân dân những thông tin cần thiết phục vụ nhiệm vụ chính trị và những chương trình văn nghệ, giải trí làm phong phú hơn đời sống tinh thần của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Những ai đã từng lên núi Bà Rá vào thời điểm khó khăn đó, chắc hẳn không thể nào quên được đồi Bằng Lăng với bao kỷ niệm.
Phó giám đốc - Phó Tổng biên tập BPTV Phan Văn Thảo không thể nào quên thời thanh xuân được góp sức vào sự phát triển của Đài Tiếp vận Bà Rá. Đó cũng là những ngày tháng đồng cam cộng khổ với các anh em kỹ thuật viên tại đồi Bằng Lăng.
Ông Phan Văn Thảo chia sẻ: “Nếu từ 1991-1996, Đài tiếp vận Bà Rá có vị trí quan trọng trong việc tiếp phát lại các chương trình của Đài Sông Bé cũ và các đài PT - TH quốc gia để phục vụ người dân 5 huyện phía bắc Sông Bé lúc bấy giờ, thì chính nơi đây đã phát những chương trình PT - TH đầu tiên ngay vào ngày tái lập tỉnh Bình Phước (1-1-1997). Do điều kiện khó khăn lúc mới chia tách tỉnh nên việc thực hiện một chương trình phát thanh hay truyền hình phải thu - dựng tại Bình Dương, rồi các băng âm thanh, hình ảnh thành phẩm được đóng gói, gửi xe đò, xe ôm lên đồi Bằng Lăng. Từ đây, anh em kỹ thuật viên mang theo ba lô đem lên đỉnh để phát sóng... Chúng tôi tự hào đã có những con người đóng góp hết sức quý báu vào chặng đường phát triển của ngành trong những năm đầu xây dựng, hình thành, phát triển chung của lĩnh vực PT - TH nói riêng và báo chí Bình Phước nói chung trong 25 năm qua...”.
Trong điều kiện thiếu thốn, gian khó trên đồi Bằng Lăng, nhạc sĩ Võ Đông Điền luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, biến khó khăn thành động lực của cán bộ, kỹ thuật viên nơi đây: “Chuyện về bao chàng trai cô gái đến nơi này khai phá rừng hoang. Bắt con suối reo vang làm đàn. Bắt cơn gió lao xao làm nhạc. Nhờ làn mây bay làm cánh sóng. Đồi Bằng Lăng trở thành đồi thơ”.
Nhạc sĩ Võ Đông Điền nhớ lại: “Khi Bình Dương và Bình Phước còn chung tỉnh Sông Bé, tôi đến đồi Bằng Lăng tham dự buổi lễ đặt cơ sở đầu tiên Đài Tiếp vận Bà Rá. Lúc đó, đồi Bằng Lăng rất hoang sơ, đi lại cực kỳ khó khăn chứ không có đường nhựa như bây giờ. Vào mùa mưa, xe commanca của đoàn chạy lên đồi nhưng đường trơn trượt, bánh xe cứ xoay tít mà không sao nhích lên được, nên cả đoàn phải xuống để đẩy xe lên dốc. Dù rất mệt nhưng khi thấy những chú nai, chú mễn… ngơ ngác đứng nhìn chúng tôi một cách hồn nhiên thì bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến hết”.
Đồi Bằng Lăng những năm đó còn rất hoang sơ, vắng vẻ. Mỗi khi xuân về, các anh nhớ cảnh sum họp dưới mái ấm gia đình và nhớ cả người yêu. Thời đó, các anh cùng nhau đón xuân trên đồi Bằng Lăng, xung quanh chỉ bạt ngàn rừng xanh, chỉ có tiếng gió rừng xạc xào qua kẽ lá, tiếng reo róc rách của suối mang lại cảm giác cô liêu. Niềm vui của các anh chính là việc hoàn thành sứ mệnh đưa cánh sóng đến với bà con vùng cao, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí cho mọi gia đình. Chính vì vậy mà đồi Bằng Lăng trở nên huyền thoại hơn.
Qua bao năm - một chặng đường dài với rất nhiều hy sinh thầm lặng của những cán bộ, kỹ thuật viên nơi đây. Nhưng vượt trên tất cả là tinh thần dấn thân, chịu đựng gian khổ, đoàn kết một lòng vì sự phát triển của sự nghiệp PT - TH. Họ là những chiến sĩ thầm lặng, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của “người giữ sóng” phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của người dân. Núi Bà Rá đang thay đổi diện mạo từng ngày để trở thành một khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Thế nhưng, hình ảnh ngọn tháp ăng-ten trên đỉnh Bà Rá năm xưa vẫn in đậm trong lòng của người dân trong tỉnh - hình ảnh mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc từ một công trình “ý Đảng, lòng dân”. Mặc dù Đài Tiếp vận Bà Rá đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đồi Bằng Lăng sẽ vẫn mãi là “đồi thơ” trong ký ức của mọi người.