Về lý thuyết,ựkhácbiệttrongcáchtiếpcậnNgacủaCanadavàMỹxếp hạng bóng đá bồ đào nha phương Tây đang là một mặt trận thống nhất chống lại Nga khi chỉ trích việc Nga sáp nhập Crimea, đồng thời nhất trí áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Moscow cho đến khi ông Putin chấm dứt mọi sự can thiệp vào Ukraine. Tuy nhiên, liên minh này luôn có những rạn nứt khi các nước châu Âu như Đức tỏ ra do dự. Và giờ đây Washington đang quan tâm đến việc lập lại quan hệ hữu nghị với Nga. Có thể thấy rõ một số lý do giải thích cho thái độ này của Mỹ:
Thứ nhất, chìa khóa của cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng là Syria và chìa khóa của Syria là Tổng thống Bashar al-Assad. Mỹ không có ảnh hưởng với ông Assad, nhưng Nga thì có. Thứ hai, các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga không hiệu quả khi chỉ góp phần làm tăng uy tín của Tổng thống Putin ở trong nước, trong khi giá dầu đang ổn định và một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga sẽ phục hồi. Lý do thứ ba liên quan tới Trung Quốc. Kể từ khi sáp nhập Crimea, Nga đã ký 2 hợp đồng khí đốt lớn với Trung Quốc. Hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Canada Stephen Harper, đã tẩy chay lễ kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít tại Nga nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự.
Hiện nay, Trung Quốc, chứ không phải Nga là đối thủ địa chính trị chủ chốt của họ. Trung Quốc đang phô trương sức mạnh chống lại các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines. Bắc Kinh cũng đang thách thức sự vượt trội của Mỹ trong nền kinh tế thế giới, khi ngay cả Anh, Pháp và Đức cũng quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc chi phối.
Tuy nhiên, mong muốn “sưởi ấm” mối quan hệ với Nga của Mỹ không được Canada chia sẻ. Chỉ còn 5 tháng trước khi diễn ra tổng tuyển cử, và với kỳ vọng về số phiếu của các công dân Ukraine gốc Canada, Chính phủ của Thủ tướng Harper đang kiên định lập trường phản đối sự xâm lược của Nga. Sự phản đối chỉ mang tính hời hợt bởi Ottawa đã bẻ cong những nguyên tắc của mình trong một số vấn đề, ví dụ như chỉ áp đặt một phần các lệnh trừng phạt chống lại công ty năng lượng lớn Rosneft của Nga, bởi công ty này đang sở hữu 30% cổ phần trong một dự án dầu mỏ của Exxon tại miền Nam Alberta. Mỹ có thể lựa chọn cách tiếp cận hòa hoãn hơn với Nga, nhưng Chính phủ Canada sẽ không làm như vậy.