当前位置:首页 > Cúp C1

【lich hang 2 duc】Sửa Luật Giá: Đảm bảo không còn độ "vênh" trong định giá hàng hoá, dịch vụ

Sửa Luật Giá: Đưa vai trò pháp lý của Luật lên cao nhất trong lĩnh vực giá
Đã đến lúc cần sửa Luật Giá
Ảnh: ST.
Hiện nay đôi khi xảy ra chồng chéo, thiếu sự thống nhất với phương pháp định giá chung. Ảnh: Internet.

"Vênh" giữa các bộ, ngành

Hiện nay, Luật Giá năm 2012 có quy định: Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 25/2014/TT-BTC về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ: Trong một số trường hợp cụ thể thì các bộ, ngành cũng ban hành phương pháp định giá riêng để hướng dẫn định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình như phương pháp định giá rừng, phương pháp định giá dịch vụ thủy lợi, phương pháp định giá đất…

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể khi rà soát không chỉ ở Luật mà còn tại các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản ban hành phương pháp định giá riêng vì quá trình thực hiện đã bộc lộ một số bất cập. Đó là đôi khi xảy ra chồng chéo, thiếu sự thống nhất với phương pháp định giá chung, do vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về giá. Hay nhiều bộ, ngành còn lúng túng, khó khăn trong việc xây dựng phương pháp định giá theo thẩm quyền dẫn đến chậm tiến độ trong việc triển khai định giá đối với hàng hóa, dịch vụ...

Để khắc phục những tồn tại này, mới đây, Bộ Tài chính đã tổ chức đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi). Trong đó, sẽ rà soát lại các phương pháp định giá chuyên ngành có sự chồng chéo, chưa thống nhất với nguyên tắc phương pháp định giá chung để bãi bỏ trong trường hợp cần thiết (trừ những trường hợp đặc biệt thì mặt hàng đó có Luật riêng để điều chỉnh toàn diện như đất đai, điện...). đồng thời thống nhất về trách nhiệm hướng dẫn phương pháp định giá chung hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục định giá nhà nước và việc hướng dẫn chi tiết phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan chuyên môn về quản lý giá để đảm bảo tính thống nhất cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng quy trình về việc hướng dẫn các phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đặc thù trong trường hợp cần thiết để đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Để giải quyết những bất cập tại Luật Giá hiện hành, Bộ Tài chính đã đề xuất 2 giải pháp. Thứ nhất, vẫn giữ khung quy định hiện hành, theo đó, Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung, các Bộ quy định phương pháp định giá cụ thể đối với các mặt hàng được giao quản lý (nếu cần thiết). Tuy nhiên, bổ sung quy định cụ thể hệ thống các phương pháp định giá gắn với tiếp cận từ chi phí, thị trường đến thu nhập để làm cơ sở cho việc xây dựng các phương pháp định giá phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay. Trên cơ sở đó sẽ rà soát hệ thống hóa các phương pháp định giá riêng do các bộ, ngành ban hành hiện nay để bãi bỏ trong trường hợp có sự chồng chéo, mâu thuẫn.

Giải pháp thứ 2 được Bộ Tài chính đề ra đó là quy định rõ hệ thống các phương pháp định giá gồm tiếp cận từ chi phí, từ thị trường và từ thu nhập, nhưng để bảo đảm khắc phục triệt để những chồng chéo, mâu thuẫn hiện nay, đồng thời xuất phát từ yêu cầu có tính chuyên môn cao trong công tác quản lý, điều hành giá thì riêng đối với việc xây dựng, ban hành phương pháp định giá chỉ nên giao cho cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giá (Bộ Tài chính).

Với giải pháp này, Bộ Tài chính có trách nhiệm đầu mối trong việc quy định phương pháp định giá chung; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn phương pháp định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành trong các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, riêng đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù, có Luật chuyên ngành điều chỉnh toàn diện (ví dụ Luật Điện lực) thì có loại trừ và sẽ nêu rõ thực hiện theo pháp luật chuyên ngành; cụ thể hóa danh mục các mặt hàng này tại Luật để tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện.

Kiến nghị quy định rõ hệ thống các phương pháp định giá

Với mỗi giải pháp chắc chắn sẽ có những tác động tích cực cũng như tiêu cực. Theo đó, tại giải pháp thứ nhất, Bộ Tài chính cho rằng đây là phương án đơn giản nhất do không có những thay đổi trong các chế định pháp luật hiện hành, chỉ định hướng rà soát, hoàn chỉnh lại các quy định đã có. Theo đó, sẽ không phát sinh những thay đổi lớn về quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội. Bên cạnh đó, việc chỉ cần hệ thống lại danh mục sẽ giúp việc xây dựng chính sách dễ dàng hơn, nhanh chóng khắc phục ngay tình trạng phân tán và khó kiểm soát việc mở rộng phạm vi định giá Nhà nước.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giải pháp này chưa thể khắc phục được bất cập về việc phát sinh quá nhiều phương pháp định giá riêng, khó kiểm soát. Việc các bộ, ngành tiếp tục chủ trì xây dựng phương pháp định giá riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của mình sẽ khiến việc mâu thuẫn, chồng chéo với các nguyên tắc căn bản tại phương pháp định giá chung tiếp tục xảy ra.

Đối với giải pháp thứ 2, theo Bộ Tài chính, việc quy định thống nhất trách nhiệm hướng dẫn về phương pháp định giá cũng như quy định rõ về quy trình xây dựng, trách nhiệm phối hợp của các đơn vị bộ, ngành sẽ giúp cho việc hướng dẫn phương pháp định giá được đồng bộ hơn, đề cao yếu tố chuyên môn sâu về lĩnh vực giá để tránh những vướng mắc, bất cập không đáng xảy ra khi quy định các phương pháp định giá riêng cho mặt hàng đặc thù.

"Việc quy định trách nhiệm thống nhất của Bộ Tài chính đối với vấn đề phương pháp cũng đề cao vai trò quản lý có tính đầu mối và đặt ra các nguyên tắc cơ bản nhằm triển khai hiệu quả biện pháp định giá nhà nước. Bộ Tài chính sẽ không trực tiếp định giá đa số hàng hóa, dịch vụ mà sẽ có trách nhiệm tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất để các bộ, ngành triển khai theo phân công, phân cấp của Chính phủ. Đây cũng chính là giải pháp hỗ trợ cho việc đẩy mạnh phân công, phân cấp trong quản lý giá", Bộ Tài chính khẳng định.

Mặt khác, giải pháp này cũng sẽ không làm phát sinh thủ tục hành chính mới cũng như ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trước những đánh giá trên, Bộ Tài chính cho rằng, mỗi giải pháp đều có ưu điểm, nhược điểm, có mặt tích cực, tiêu cực nhưng giải pháp đem lại nhiều tác động tích cực và phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là giải pháp 2.

分享到: