Hành động “ăn miếng,ạpvThổNhĩKỳleothangcăngthẳsoi kèo bóng đá trung quốc trả miếng” giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trong thời gian qua tại phía Đông Địa Trung Hải đã khiến bầu không khí ở vùng biển này “nóng” hơn bao giờ hết.
Tàu nghiên cứu địa chất Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ đã được điều tới hoạt động ở phía Đông Địa Trung Hải. Ảnh: Greek City Times
Cuộc tập trận mới nhất trong tuần này của Thổ Nhĩ Kỳ mang tên “Bão Địa Trung Hải” và dự kiến diễn ra trong gần 1 tuần. Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động quân sự hàng năm này là nhằm cải thiện khả năng huấn luyện chung, hợp tác và phối hợp giữa các lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng đang đóng quân tại phía Bắc của đảo Síp.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần nhấn mạnh, nước này sẵn sàng cho mọi trường hợp kể cả xấu nhất nhằm bảo vệ các quyền của mình: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được các quyền của mình ở Biển Đen, Biển Aegean và Địa Trung Hải. Chúng tôi sẽ không bao giờ thỏa hiệp với những gì thuộc về mình giống như cách chúng tôi không đòi quyền lợi, lãnh thổ hoặc đặc quyền của quốc gia khác”.
Những tranh cãi về hoạt động thăm dò khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực ngoài khơi các đảo của Hy Lạp ở phía Đông Địa Trung Hải đã leo thang trong những tuần gần đây. Hy Lạp coi các cuộc thăm dò này là bất hợp pháp, trong khi Ankara khẳng định vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành thăm dò khí đốt thuộc thềm lục địa của nước này. Cả hai bên đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở phía Đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ tập trận cùng Mỹ, còn Hy Lạp tập trận chung với Pháp, Italia và Cộng hòa Síp, khiến những tranh chấp giữa đôi bên có nguy cơ leo thang thành đối đầu.
Trong nỗ lực làm trung gian hòa giải giữa hai nước đồng minh, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hồi tuần này cho biết Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giảm nguy cơ xung đột vũ trang tại khu vực ngoài khơi giàu tài nguyên năng lượng ở Đông Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ dường như đều chưa sẵn sàng tháo ngòi nổ căng thẳng. Trong khi Hy Lạp ngay lập tức bác bỏ thông tin, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố sẵn sàng thảo luận về mọi hình thức chia sẻ nguồn tài nguyên khí đốt song phải dựa trên sự công bằng.
Nỗ lực trước đó của Đức nhằm hóa giải tình thế khó khăn này cũng đã sụp đổ khi Hy Lạp tuyên bố đạt thỏa thuận năng lượng với Ai Cập mà theo đó sẽ thực thi chủ quyền ở một vùng biển rộng lớn. Động thái được xem là cách Athens đáp trả thỏa thuận tương tự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya.
Khối EU với 27 thành viên đã kêu gọi lắng dịu tình hình và bàn về các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu chiến lược ngoại giao của EU hay các lời kêu gọi từ Mỹ - quốc gia hiện có ảnh hưởng suy yếu tại Thổ Nhĩ Kỳ - có thể thành công trong việc kiềm chế Ankara hay không.
Chiến tranh không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào và xung đột giữa hai quốc gia là thành viên của NATO là điều khó có thể chấp nhận được. Nhưng căng thẳng ở Địa Trung Hải hiện đã lên ngưỡng mà như Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhận định là “một đốm cháy dù là nhỏ nhất cũng có thể biến thành thảm họa”, nhất là đối với một vấn đề có quá nhiều yếu tố đan xen và chồng chéo như giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
NGUYỄN TẤN tổng hợp