Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết khi trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội ngày 11/11.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết,ủtướngvàBộtrưởngsẽđăngđàntrảlờichấtvấntạiQuốchộket qua bong da online trên cơ sở những nhóm vấn đề tổng hợp từ đầu nhiệm kỳ và từ đầu phiên họp, qua các kênh ý kiến của cử tri, qua thực tiễn, phát biểu của đại biểu Quốc hội trên nghị trường, Quốc hội đã tập hợp vào thành những nhóm vấn đề. Ngày 10/11, Quốc hội đã xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, lựa chọn ra 4 vấn đề nóng để báo cáo, đưa ra chất vấn tại phiên họp tới đây.
Cụ thể, đó là nhóm nội dung liên quan đến Bộ Công thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; liên quan đến vấn đề tài nguyên và môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đăng đàn trả lời; liên quan đến nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ trả lời chất vấn.
Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ trả lời sau khi các Bộ trưởng trả lời xong, kết hợp tất cả các vấn đề lớn. Trong quá trình trả lời đó, các Phó Thủ tướng phụ trách từng lĩnh vực cũng sẽ trả lời làm rõ thêm. Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ trả lời trực tiếp một số câu hỏi đại biểu chất vấn tại hội trường.
Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội khóa XIV sẽ bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn từ sáng 15/11 cho đến hết sáng 17-/11 (2,5 ngày), trong đó Thủ tướng Chính phủ là nửa ngày. Thủ tướng sẽ có báo cáo chung và sau đó có trả lời các vị đại biểu Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong kỳ họp này có đổi mới trong thảo luận, đại biểu được giơ biển xin tranh luận, vậy trong phiên chất vấn này có tiếp tục sử dụng hình thức đó để tạo không khí tranh luận sôi nổi hơn, tốt hơn? Ông Phúc cho biết tại phiên chất vấn có sử dụng hình thức này. Đây là nội dung đổi mới trong hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIV.
"Không chỉ có tại phiên họp bình thường mà có cả chất vấn cũng sử dụng hình thức này, giúp cho đại biểu có thể phát biểu, hỏi đến cùng, đi tới cùng các nội dung và các thành viên Chính phủ phải làm rõ thêm, đảm bảo chất vấn sôi nổi, chất vấn đi đến cùng vấn đề", ông Hạnh Phúc nói.
Theo ông Phúc đây cũng là lần đầu tiên thành viên Chính phủ mới trả lời tại nhiệm kỳ này, "có nhiều đồng chí mới, 4 Bộ trưởng đều mới nên các đồng chí cũng cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Đồng thời các vị đại biểu cũng cần tránh đặt câu hỏi dài dòng, cần tập trung vào nội dung chính, đi thẳng vào vấn đề, hỏi có 2 phút thôi", ông Phúc cho biết.
Trả lời câu hỏi về việc Chính phủ theo kế hoạch vào ngày 10/11 đã hoàn tất việc xem xét các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý về mặt chính quyền đối với ông Vũ Huy Hoàng (nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương), Quốc hội đã nghiên cứu xong các quy định về vấn đề này hay chưa? Ông Phúc cho biết về phía Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ, còn Quốc hội giao cho Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp và Ban Công tác đại biểu nghiên cứu. "Chúng ta phải nghiên cứu xem trình tự thế nào, bởi bên Đảng đã có cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016, còn xử lý về chính quyền thì tính pháp lý thế nào khi xử lý một người không còn chức vụ đó nữa, Quốc hội cũng đã miễn nhiệm rồi. Chúng ta phải đảm bảo tính nghiêm minh nhưng cũng phải đảm bảo tính pháp lý. Hiện nay các cơ quan đang nghiên cứu”, ông Phúc nói. Trả lời câu hỏi về việc có phải vướng mắc lớn nhất chính là tính pháp lý chưa có hay không? Ông Phúc cho biết: "Trước đây chưa có bao giờ cả nên mới khó. Tiền lệ pháp luật chưa có quy định nào như thế cả nên bây giờ làm phải đảm bảo đúng pháp lý. Các cơ quan đang nghiên cứu để tham mưu cho chính xác"./. |
H.C